Bài Kinh Chuyển Pháp Luân tiếng Việt trong Phật giáo 2023

By Ngọc Khánh Updated on

Kinh Chuyển Pháp Luân là một bài giảng pháp quan trọng trong Đạo Phật, được Sa-môn Tất-đạt-đa Cồ-đàm thuyết giảng tại vườn Lộc Uyển. Đây là bài tóm tắt tư tưởng Trung đạo và các nguyên lý cốt lõi như Tứ diệu đế, Bát chánh đạo, Vô thường và Duyên khởi. Đồng thời truyền đạt thông điệp về con đường giác ngộ và giải thoát khỏi khổ đau của cuộc sống. Hãy đọc bài viết sau của Tamlinh360.com để tìm hiểu chi tiết về bài kinh này nhé!

bai kinh chuyen phap luan

Kinh Chuyển Pháp Luân là gì?

Kinh Chuyển pháp luân (chữ Hán: 轉法輪經, Chuyển pháp luân kinh; chữ Phạn: धर्मचक्रप्रवर्तनसूत्र, Dharmacakrapravartana Sūtra; pi. Dhammacakkappavattana Sutta) được coi là bài giảng pháp đầu tiên của Sa-môn Tất-đạt-đa Cồ-đàm sau khi Ngài đạt đến sự giác ngộ, được thuyết giảng tại vườn Lộc Uyển cho các đệ tử. 

Mặc dù có nhiều phiên bản khác nhau, nhưng tất cả đều chung một nội dung tóm tắt về tư tưởng Trung đạo và những nguyên tắc cốt lõi của Phật giáo như Tứ diệu đế, Bát chánh đạo, Vô thường và Duyên khởi.

Lần chuyển pháp luân đầu tiên diễn ra tại Vườn Nai, nơi Đức Phật thuyết giảng cho năm bạn đồng tu Kondanna (Kiều Trần Như).

Bài kinh của Đức Phật có tên là Kinh Chuyển Pháp Luân và nó nói về Tứ Diệu Đế. Chuyển pháp luân chỉ diễn ra một lần duy nhất và không có lần thứ hai, vì các lần sau đó, Ngài chỉ tuyên bố về chân lý (dhamma) và đạo đức (vinaya).

kinh chuyen phap luan la gi

Theo Phật giáo Đại thừa trong các tông phái Phật giáo, Kinh Pháp Hoa được xem là lần Chuyển pháp luân thứ hai tại núi Linh Thứu, dành cho chư Bồ-tát, dựa trên tinh thần vô ngã và vị tha. 

Phật giáo Mật tông sau đó còn có lần Chuyển pháp luân thứ ba, tuyên bố những bản kinh về Mật tông, được gọi chung là Kim Cang Thừa, tượng trưng cho trí tuệ chặt đứt tất cả phiền não.

Ý nghĩa Chuyển Pháp Luân

Ý nghĩa của Chuyển Pháp Luân là lăn bánh xe chân lý cuộc sống, để chân lý và đạo đức của Đức Phật được tiếp cận. Người nắm giữ những tri thức này sẽ được giải thoát khỏi mọi khổ đau.

Tuy nhiên, việc xây dựng Tịnh Độ trên thế gian không đảm bảo sẽ mang lại niềm vui và hạnh phúc sau khi rời bỏ thế gian. Điều này bởi vì tương lai của chúng ta phụ thuộc vào những hành động hiện tại và sau khi chết, mỗi người sẽ được tái sinh ngay lập tức.

y nghia chuyen phap luan

Đức Phật đã dành suốt 40 năm để thuyết giảng về việc kéo bánh xe chân lý cho nhiều chúng sinh. Mỗi ngày, Đức Phật thuyết pháp 5 bài kinh Phật giáo, tổng cộng đã có 84.000 bài pháp chân lý được truyền đạt.

Những người tu tập theo tinh thần Chuyển Pháp Luân thường là những người lạc quan, yêu đời và có trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội. Tuyệt nhiên không phải là những người bi quan, chịu đầu hàng trước khó khăn.

Nội dung Kinh Chuyển Pháp Luân

Kính lễ Đức Phật Thích – Ca Mâu – Ni
Kính lễ Đức Phật Thích – Ca Mâu – Ni
Kính lễ Đức Phật Thích – Ca Mâu – Ni
KINH CHUYỂN PHÁP LUÂN 
Tôi được nghe rằng:
Một thời Thế Tôn
Trú ở vườn Nai,
Gần Ba-la-nại
Bấy giờ Thế Tôn
Gọi năm tỳ-khưu
Đến dạy thế này:
Có hai thái cực
Người tu nên tránh,
Một là khoái lạc
Say đắm ngũ dục;
Hai là khổ hạnh
Ép xác hành thân.
Hai con đường này
Đưa đến hậu quả
Hủy hoại thân tâm.

Con đường Như Lai
Đã tìm ra được
Là đường Trung Đạo:
Trái hai cực đoan,
Đem đến trí tuệ,
Giải thoát, an vui:
Có tám chi phần:
Nhận thức chân chính,
Tư duy chân chính,
Hành động chân chính,
Sinh kế chân chính,
Chuyên cần chân chính,
Chú ý chân chính,
Định tâm chân chính,
Chính Trung đạo này
Như Lai đã đi,
Đạt được trí tuệ,
Giải thoát, an lạc.

Này các tỳ-khưu
Giác đạo là gì?
Chính là con đường
Đối diện khổ đau
Mà nhận thức được
Nguyên nhân sinh khổ,
Vì muốn thoát khổ
Tìm ra nguyên nhân
Diệt trừ khổ đau.
Do vậy nhận thức
Là điểm khởi đầu
Phát khởi tư duy,
Ươm mầm trí tuệ,
Soi sáng tất cả:
Ngôn từ, hành động,
Sinh kế, chuyên cần,
Đều hợp chính đạo,
Giúp cho hành giả
Xa lánh ràng buộc,
Giải thoát, an vui.

Này các tỳ-khưu
Có bốn Sự Thật
Người tu phải thấy:
 Sự thật về khổ,
Nguyên nhân sinh khổ,
Sự thật hết khổ,
Con đường thoát khổ.
Bốn Sự Thật ấy
Mầu nhiệm vô cùng
Gọi Tứ Diệu đế.

Này các tỳ-khưu.
Sự Thật thứ nhất
Là hiện tượng khổ:
Sinh, già, bệnh, chết,
Buồn giận, ghen tức,
Lo lắng, sợ hãi,
Thất vọng, khổ não,
Chia cách người thân,
Chung đụng kẻ ghét,
Tham lam bán víu
Năm uẩn là khổ.

Sự Thật thứ hai
Nguyên nhân sinh khổ:
Vì tâm mê muội,
Không thấy, không biết,
Bản chất thân tâm,
Cội nguồn sự sống,
Nên bị ngọn lửa,
Tham đắm, giận hờn,
Ghen tức, sầu não,
Lo lắng, sợ hãi,
Thất vọng, buồn chán,
Đốt cháy hành hạ.

Sự Thật thứ ba
Chấm dứt khổ đau:
Nhờ có tuệ giác
Thấy rõ, biết rõ,
Sự Thật bản thân,
Và về cuộc đời,
Sầu não tan biến,
Phát sinh hỷ lạc.
Sự Thật thứ tư
Con đường thoát khổ:
Gồm tám chi phần,
Như Lai đã dạy
Nhớ kỹ thực hành,
Trong mọi thời gian
Và bốn Sự Thật
Cần phải thấu hiểu,
Siêng năng thực hành,
Sẽ sớm đạt được
Niết-bàn, giải thoát.
Thế Tôn thuyết giảng
Bài pháp đầu tiên
Sự Thật nhiệm mầu,
Năm vị Tỳ-khưu
Nghe Phật dạy xong,
Tâm trí bừng sáng,
Nếm được hương vị
Giải thoát, an lạc.
Hoan hỷ tiếp nhận,
Kính cẩn vâng giữ,
Nối truyền xưng tụng.
Kinh Chuyển Pháp Luân.

Bạn có thể tải Kinh Chuyển Pháp Luân PDF tại đây.

Trên đây là những thông tin về Kinh Chuyển Pháp LuânTâm Linh 360 muốn chia sẻ đến bạn. Hy vọng rằng, toàn bộ bài viết này thực sự hữu ích đối với bạn đọc. Đừng quên theo dõi và truy cập trang chủ của chúng tôi thường xuyên để cập nhật thêm nhiều kiến thức mới về kinh tạng, Phật giáo,… nhé!

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *