Ngọc Khánh là một nhà nghiên cứu tôn giáo chuyên nghiệp với hơn 10 năm kinh nghiệm, hiện đang làm việc tại website tamlinh360.com. Tôi tốt nghiệp cử nhân Tôn Giáo Học tại trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, nơi tôi được học tập về các tôn giáo lớn trên thế giới cũng như tôn giáo bản địa Việt Nam.
Expertise: Tôn Giáo, Phật Giáo, Phật Học, Công Giáo
Updated on
Bát Nhã Tâm Kinh được xem là tác phẩm thiêng liêng của Đạo Phật, chứa đựng những bí quyết về trí tuệ và tình yêu từ bi. Khi đọc và nghiên cứu, chúng ta được khám phá về bản chất đích thực của cuộc sống và tiến gần hơn đến giác ngộ đích thực. Cùng Tamlinh360.com tìm hiểu sâu hơn về bài kinh này qua bài viết dưới đây nhé!
Bát Nhã Tâm Kinh là gì?
Bát Nhã Tâm Kinh là một trong những bộ kinh nổi tiếng và được tụng đọc nhiều nhất trong đạo Phật, nhất là Thiền tông và Phật giáo Đại thừa trong các tông phái Phật giáo.
Trong tiếng Phạn, tên của kinh này là Maha Prajñā Pāramitā Hridaya Sūtra. Người Trung Hoa xưa phiên âm Phạn ngữ thành Ma Ha Ba La Mật Đa Tâm Kinh, hay còn được gọi tắt với cái tên là Bát Nhã Tâm Kinh, hay Kinh Bát Nhã như chúng ta quen gọi.
Điều đặc biệt thú vị về Kinh Bát Nhã Tâm Kinh ngắn nhất chỉ có 260 từ. Tuy nhiên, nó là bài kinh quan trọng nhất của bộ Kinh Đại Bát Nhã gồm 600 cuốn.
Bát Nhã Tâm Kinh tiếng Phạn
Bài chú Bát Nhã Tâm kinh chữ Hán Việt và bản dịch
Bát Nhã Tâm Kinh tiếng Việt
Bạn có thể xem video này để nghe Kinh Bát Nhã do thầy Thích Trí Thoát tụng kinh giảng giải nhé!
Nếu như chú Lăng Nghiêm được xem là bài chú dài nhất trong Phật giáo Trung Quốc thì Kinh Bát Nhã lại là bài chú được tụng nhiều nhất trong Đạo Phật. Nội dung như sau:
Bản dịch
Kinh Bát Nhã qua các ngôn ngữ khác
Tiếng Trung
Bát Nhã Tâm Kinh theo tiếng Trung có nội dung như dưới đây:
Tiếng Anh
Trong tiếng Anh, Bát Nhã Tâm Kinh còn được gọi là The Heart Sutra.
Tiếng Pháp
Bản tiếng Pháp thì Bát Nhã Tâm Kinh được gọi là LE SUTRA DE L’ESPRIT DE LA GRANDE VERTU DE SAGESSE.
Câu thần chú Bát Nhã Tâm Kinh dễ đọc
Trong bộ Ma Ha Ba La Mật Đa Tâm Kinh có một câu thần chú nằm ở cuối cùng là:
Gate Gate Paragate Parasamgate Bodhi Svaha
Giải nghĩa từng từ trong câu thần chú vi diệu này như sau:
Gate: được hiểu là đi
Pāragate: tức là đã đi qua bờ bên kia.
Pārasaṃgate: có nghĩa là đã đi hoàn toàn qua bờ bên kia.
Bodhi Svāhā: ý là sự giác ngộ.
Ngoài bài kinh này, bạn cũng nên thường xuyên nghe Chú Đại Bi để tịnh tâm và giác ngộ nhé!
Nguồn gốc, ý nghĩa của Ma Ha Ba La Mật Đa Tâm Kinh
Nguồn gốc
Nguồn gốc cũng như quyền tác giả của Kinh Bát Nhã vẫn còn bị tranh cãi.
Có giả thuyết cho rằng Bát Nhã Tâm Kinh được viết từ năm 100 trước Công nguyên đến thế kỷ thứ 2 sau Công nguyên bởi Bồ tát Nagarjuna. Song, lời kinh này vẫn là những lời thoại từ thời Đức Phật Thích Ca Mâu Ni còn tại thế. Vì vậy, nói Ma Ha Ba La Mật Đa Tâm Kinh xuất hiện sau thời Đức Phật còn tại thế là không thực sự chính xác.
Bài kinh này đã được dịch ra nhiều ngôn ngữ khác nhau và được sử dụng rộng rãi trên thế giới.
Ở Việt Nam, bản Bát Nhã Tâm Kinh phổ biến là bản do Pháp sư Trần Huyền Trang (còn gọi là Đường Tam Tạng) ở Tây Trúc thỉnh về và dịch vào năm 649.
Ý nghĩa
Trọng tâm của Bát Nhã Tâm Kinh là lòng từ bi chân chính, xuất phát từ trái tim và từ trí tuệ, hướng đến những giá trị thiện và lành. Và xa hơn nữa là con đường giải thoát, giác ngộ.
Tụng Bát Nhã Tâm Kinh có tác dụng gì?
Nội dung của Kinh Bát Nhã đề cập đến hai chủ đề lớn của Phật giáo, đó là “Không” và “Chân như”.
Trong đó, chữ “Không” nói lên con đường giải thoát. Còn “Chân như” là nói về trí tuệ chân chính. Vì vậy, trì tụng Bát Nhã Tâm Kinh thường xuyên mang lại nhiều lợi lạc kỳ diệu.
Trí tuệ được khai mở
Trí tuệ ở đây không phải là trí thông minh, chỉ số IQ cao. Trí tuệ theo quan niệm của Phật giáo là sự hiểu biết chân lý tối hậu của vũ trụ, phân biệt rõ thiện ác.
Chỉ khi có trí tuệ, chúng ta mới thực hiện được con đường giải thoát.
Song, trí tuệ của chúng ta giống như một viên ngọc trai bị chìm xuống bùn của vô minh. Thường xuyên trì tụng Ma Ha Ba La Mật Đa Tâm Kinh sẽ gột rửa bùn nhơ đang bao phủ viên ngọc trí tuệ của chúng ta.
Hỗ trợ định tâm
Đau khổ đến từ tâm.
Tâm trí ta cứ mải mê lang thang, quay cuồng trong muôn ngàn suy nghĩ nhưng không bao giờ dừng lại nghỉ ngơi. Kết quả là chúng ta tiếp tục đau khổ.
Trì tụng Tâm Kinh lâu ngày sẽ giúp cho tâm chúng ta có chỗ dựa vững chắc, không lăng xăng khắp nơi.
Khi tâm đã định thì cuộc đời có sóng to gió lớn như thế nào, khó khăn thử thách, nghịch cảnh thế nào cũng không thành vấn đề. Chúng ta đều phải vượt qua những điều này.
Công đức vô lượng
Việc trì tụng Kinh Bát Nhã nói riêng và các bài kinh nói chung là một cách để chúng ta tích lũy và chăm sóc ruộng phước của chính mình.
Khi phước đã sâu dày thì tự khắc may mắn và bình an sẽ tìm đến chúng ta, không chỉ trong đời này mà còn trong nhiều đời về sau.
Khi nào tụng kinh Bát Nhã là phù hợp nhất?
Một số người cho rằng tụng trì vào sáng sớm là tốt nhất. Những cũng có người nói rằng tụng vào buổi tối trước khi đi ngủ là tốt nhất.
Thật ra, không nhất thiết phải chọn một thời điểm cố định trong ngày để trì tụng Kinh Bát Nhã.
Chúng ta chỉ cần hát bằng tất cả sự tập trung, chân thành và tình yêu của mình. Do đó, có thể được đọc bất cứ lúc nào trong ngày.
Điều này không chỉ đúng với Ma Ha Ba La Mật Đa Tâm Kinh mà còn đúng với bất kỳ bộ kinh nào khác.
Cốt lõi là sự chuyên chú của bạn mỗi khi tụng trì, chứ chẳng cần phải quan tâm đến thời gian nào hay đọc bao nhiêu lần trong ngày.
Với bài viết này, Tâm Linh 360 đã chia sẻ đến bạn đọc nội dung của Bát Nhã Tâm Kinh qua nhiều ngôn ngữ khác nhau. Hy vọng rằng, thông tin trên sẽ thực sự hữu ích đối với mọi người. Đừng quên truy cập trang chủ của chúng tôi thường xuyên để cập nhật nhiều kiến thức mới nhé!