5 bộ kinh Nikaya và ý nghĩa trong Phật giáo

By Ngọc Khánh Updated on

Kinh Nikaya, bộ sưu tập kinh điển của Phật giáo Theravada, chứa đựng những bài giảng của Đức Phật. Nó giải thích về Bốn Sự Thật Cao Thượng và Tám Chánh Đạo. Nếu bạn muốn biết nội dung của bài kinh này như thế nào thì tham khảo bài viết dưới đây của Tamlinh360.com để rõ hơn nhé!

bo kinh nikaya

Ý nghĩa, nguồn gốc kinh Nikaya

Kinh Nikaya và A-hàm thuộc các bộ kinh của nền Phật giáo truyền thống và bộ kinh này còn được biết đến với cái tên kinh tạng nguyên thủy. 

Đây là bộ kinh chứa đựng những lời dạy của Đức Phật trong suốt hơn 40 năm ngài đi giảng dạy, truyền bá đạo pháp cho mọi chúng sanh. Các kiến thức ngài đã giảng dạy bao gồm các giáo căn bản như Tứ Diệu Đế, Vô Ngã, thuyết Duyên Khởi,.. Và nhiều các giáo lý quan trọng khác.

Kinh Nikaya cũng được coi như một bộ tài liệu quan trọng cho các nhà nghiên cứu về Phật học, lịch sử tham khảo và nghiên cứu về cuộc đời của Đức Phật.

Kinh Nikaya có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc nghiên cứu những lời Đức Phật dạy. Nó có ý nghĩa thiết thực và rất gần gũi với đời sống của mỗi con người. Là cơ sở giáo lý quan trọng trong nghiên cứu, thực tập và giúp mọi người hiểu đúng về những tư tưởng của Đạo Phật phát triển.

Kinh Nikaya được chia làm 5 quyển chính gồm:

  • Trường bộ kinh
  • Trung bộ kinh
  • Tương ưng bộ kinh
  • Tăng chi bộ kinh
  • Tiểu bộ kinh

Và mỗi bộ kinh lại được chia ra nhiều phần khác nhau nữa.

Nội dung của kinh Nikaya

Kinh tạng (Sutta Pitaka) gồm có 5 phần gọi là Nikayas. Sau đây gọi là Đại tạng kinh Nikaya. Bốn phần đầu – Dıgha (Trường bộ), Majjhima (Trung bộ), Samyutta (Tương ưng bộ) và Anūguttara (Tăng chi bộ) – bao gồm các bài giảng được gọi là Kinh, có độ dài khác nhau, thường được cho là do Đức Phật giảng. 

noi dung cua kinh nikaya

Phần thứ năm được gọi là Khuddaka (Tiểu bộ), có cấu trúc khác bốn phần đầu. Cụ thể như sau:

Trường bộ kinh (dīgha-nikāya)

Đây là bộ kinh đầu tiên trong Đại tạng kinh Nikaya. Các bài kinh trong bộ này tương đối dài nên được gọi là Trường Bộ Kinh. Trường bộ kinh văn hệ Pali của Thượng tọa bộ bao gồm 34 bài kinh.

Trường bộ kinh của Đại thừa trong các tông phái Phật giáo được viết bằng văn hệ Sanskrit (Phạn ngữ), được dịch ra chữ Hán với tên gọi Trường a hàm kinh (sa. dīrghāgama) với 30 bài kinh. Trường bộ kinh của hai văn hệ này không giống nhau hoàn toàn, có 27 kinh là giống nhau. Các kinh quan trọng của Kinh Trường bộ Pali là:

  • Kinh Phạm võng (brahmajāla, nghĩa là “tấm lưới của Phạm thiên”), nói về các quan điểm triết học và siêu hình thời Phật giáo sơ khai.
  • Kinh Sa-môn quả (sāmaññaphala), nói về giáo lý của sáu đạo sư ngoại đạo thời Phật giáo sơ khai và về kết quả của đời sống Sa-môn.
  • Kinh Đại duyên (mahānidāna), luận giảng về giáo lý Duyên khởi.
  • Kinh Đại Bát-niết-bàn (mahāparinibbāna), kể lại những ngày tháng cuối cùng trước khi Phật Thích-ca nhập diệt.
  • Kinh Giáo Thọ Thi-ca-la-việt (singālovāda), đặc biệt quan trọng cho giới cư sĩ, nhắc nhở bổn phận của cha mẹ, thầy dạy, học trò…

Trung bộ kinh (Anūguttara -nikāya)

Đây là tuyển bộ thứ hai trong Đại tạng kinh Nikàya. Kinh này được viết bằng văn hệ Pali, bao gồm 152 kinh không dài lắm (nên gọi là trung bộ). 

Cả 152 bài kinh đều có giá trị rất cao trong việc thực hành tu tập đặc biệt đối với hành giả thiền tập Vipassana vì trong Kinh này, Phật giảng chi tiết Tứ niệm xứ. Đáng chú ý:

  • Kinh pháp môn căn bản, trong kinh này đức Thế Tôn phân tích các cấp độ nhận thức của bốn hạng người: phàm phu, bậc hữu học, bậc A-la-hán và Như Lai. Trên cơ sở của nhận thức “tưởng tri” (saññājānāti) hoặc “thắng tri” (abhijānāti) phàm và thánh được xác định, luân hồi và giải thoát có mặt. Để giải thoát, hành giả chỉ cần chuyển hoá nhận thức từ “tưởng tri” thành “thắng tri.”
  • Kinh tất cả lậu hoặc, Đức Phật giới thiệu bảy phương pháp diệt trừ tận gốc rễ của lậu hoặc, phiền não. Tùy theo căn tánh, hành giả chọn lựa cho mình phương pháp thích hợp nhất để giải phóng tất cả trói buộc, sống an lành và hạnh phúc, ngay bây giờ và tại đây.
  • Kinh Chánh tri kiến, Phật thuyết về chánh kiến;
  • Kinh Niệm xứ, bốn lĩnh vực quán niệm;
  • Kinh Tiểu nghiệp phân biệt, trình bày mối quan hệ nhân quả mang tính hình thức bên ngoài, là những hiện tượng mà trong cuộc sống chúng ta thường gặp.
    • Như sự giàu và nghèo, địa vị và không có địa vị, sống lâu và chết yểu… là những hiện tượng của vật lý, không phải lĩnh vực của tâm lý. 
    • Kinh Đại nghiệp phân biệt, trình bày mối quan hệ nhân quả hay nghiệp thiên về mặt tâm lý, không phải vật lý mang tính triết học, và đặc biệt ngài chú trọng vai trò chánh kiến – trí tuệ.
    • Lý do mà đức Phật đưa ra quan điểm này, vì Ngài cho rằng, niềm vui và hạnh phúc của con người, không mấy lệ thuộc vào sống lâu hay ngắn ngủi, giàu hay nghèo, có địa vị hay không có địa vị… mà nó tùy thuộc vào sự hiểu biết hay trí tuệ của con người.

Tương ưng bộ kinh (Samyutta Nikàya)

Đây là bộ kinh thứ ba trong Đại tạng kinh. Bộ kinh là một tập hợp các bài kinh dài ngắn không đều, nhưng đa số là các bài kinh ngắn, được sắp xếp và kết nhóm theo từng loại chủ đề, gọi là Tương Ưng (Samyutta). Có tất cả là 56 Tương Ưng được bố trí vào 5 tập, gọi là 5 Thiên (Vagga):

  • Thiên Có Kệ (Sagàthàvagga Samyuttapàli): 11 Tương Ưng
  • Thiên Nhân Duyên (Nidànavagga Samyuttapàli): 10 Tương Ưng
  • Thiên Uẩn (Khandavagga Samyuttapàli): 13 Tương Ưng
  • Thiên Sáu Xứ (Salàyatanavagga Samyuttapàli): 10 Tương Ưng
  • Thiên Đại Phẩm (Mahàvagga Samyuttapàli): 12 Tương Ưng

Tăng chi bộ kinh (Samyutta Nikàya)

Đây là bộ kinh thứ tư trong Đại tạng kinh. Kinh Tăng Chi Bộ là một bộ kinh được sắp theo pháp số, từ một pháp đến mười một pháp, phân thành 11 chương (nipàtas). Mỗi chương lại chia thành nhiều phẩm (vaggas). Chương Một Pháp (Ekaka Nipàta) gồm các kinh đề cập đến một pháp.

Chương Hai Pháp (Duka Nipàta) gồm các kinh có liên quan đến hai pháp, v.v… và tuần tự như thế đến Chương Mười Một Pháp (Ekàdasaka Nipata) gồm các kinh có đề cập đến 11 pháp.

Tổng cộng số kinh được ghi nhận là 2.308 bài kinh, nhưng con số này không thống nhất vì số kinh phân biệt không được rõ ràng, và có học giả tính theo số đoạn, tổng cộng là 7.557.

Đáng chú ý và là điều rất lưu tâm đối với người tu học, đó là bài kinh Kalama. Kinh Kâlâma thuộc Tăng Chi Bộ (Anguttara Nikâya, tập I, trang 188-193), kinh nêu cao tinh thần không mê tín, cuồng tín, giáo điều, mà sáng suốt chấp nhận và thực hiện những điều mang đến hạnh phúc an vui cho mình cho người. 

Một đoạn rất nổi tiếng: “Các người Kâlâma, các người đừng tin vì nghe nói lại, đừng tin vì theo phong tục, đừng tin vì nghe tin đồn, đừng tin vì kinh điển truyền tụng, đừng tin vì lý luận, đừng tin vì công thức, đừng tin vì có suy tư đầy đủ về dữ kiện, đừng tin vì có thẩm sát và chấp nhận lý thuyết, đừng tin vì thấy thích hợp, đừng tin vì Sa môn là thầy mình. 

Nhưng này các người Kâlâma, khi nào các người tự biết rõ: Các pháp này là thiện, các pháp này không đáng chê, các pháp này được người trí ca ngợi, các pháp này nếu được thực hiện, chấp nhận thì dẫn đến hạnh phúc an vui, thời các người Kâlâma, các người hãy đạt đến và an trú. Ðiều đã được nói như thế là do nhân duyên như thế.” 

Tiểu bộ kinh (Khuddaka Nikàya)

Đây chính là bộ thứ năm, tác phẩm cuối cùng trong Đại tạng kinh Nikaya. Phần này có cấu trúc khác bốn phần đầu. Thay vì là một bản trích yếu, nó là một bộ 15 tác phẩm độc lập. Trong số 15 tác phẩm đó, đáng chú ý có Dhammapada (Pháp cú), và Jatakas (Kinh bổn sanh). 

Trong khi kinh Pháp Cú là lời vàng Phật dạy, một tập hợp những câu dạy ngắn gọn nhưng đầy ý nghĩa của đức Phật trong suốt 45 năm thuyết pháp thì Jataka là  tập hợp hơn năm trăm câu chuyện dân gian, các tác phẩm trong bộ sưu tập truyện ngụ ngôn, bài hát, thơ và truyền thuyết đều có tính nghệ thuật và văn chương cũng như tính giáo dục rất cao.

Trên đây là những thông tin liên quan đến kinh NikayaTâm Linh 360 muốn chia sẻ đến mọi người. Nếu muốn cập nhật nhiều nội dung hữu ích thì đừng quên theo dõi và ủng hộ trang chủ của chúng tôi nhiệt tình hơn nhé! Xin cảm ơn!

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *