Xuất gia là gì? Điều kiện xuất gia trong Phật Giáo

By Ngọc Khánh Updated on

Xuất gia là một trong những hình thức tu sĩ trong đạo Phật, họ “xuống tóc” tạo công đức. Những người tu tập dành cuộc đời mình để theo đuổi con đường Phật giáo, đặt đức Phật là trung tâm của tâm hồn và hướng về giải thoát cho chính mình và chúng sinh. Cùng Tamlinh360.com tìm hiểu sâu hơn về điều này qua bài viết ở số này nhé!

xuat gia la gi

Xuất gia có mấy nghĩa?

Xuất gia nếu hiểu theo nghĩa đen thì có nghĩa là ra khỏi nhà. Nhưng một cách đầy đủ, xuất gia có ba nghĩa chính như sau:

xuat gia co may nghia
  • Xuất thế tục gia: thể hiện người đó quyết tâm dứt áo ra đi, từ bỏ tình cảm, tình thương với người thân, người thương, chấp nhận ra đi ra đi tìm đạo, con đường chân lý, hoặc để phục sự.
  • Xuất phiền não gia: Nhờ quá trình tu tập, người này đã chế ngự được mọi phiền não: tham, sân, si, ích kỷ, thù hận, ganh ghét, thủ đoạn, bịp bợm, lừa đảo, v.v… tất cả những tật xấu này, mà người tu tập cần phải điều phục.
  • Xuất tam giới gia: Và khi hết phiền não, vượt khỏi sự kiểm soát, trói buộc của ba cõi: Dục giới, Sắc giới và Vô sắc giới. Đây là những thuật ngữ chuyên môn có phân tích, cũng rất mơ hồ, nhưng đại khái là để thoát khỏi cuộc sống này, mà người ta thường gọi là xuất tâm giới gia.

Mục đích của xuất gia để làm gì?

Sự hy sinh của người xuất gia

Tu hành là con đường hy sinh, không trốn chạy một ai. Không ai mắc nợ mà lại xuất gia đi tu, không ai là một người tệ bạc mà đi tu và không ai chạy trốn khỏi bất cứ điều gì. Điều cơ bản nhất là ai muốn xuất gia thì trước hết cần phải có sự hy sinh.

Một người tu hành trước hết là hy sinh gia đình của mình, hy sinh tình cảm của bản thân và hy sinh hy vọng của gia đình mình. Ngoài ra, người đó phải có can đảm hy sinh tất cả các nhu cầu riêng tư của họ.

Ngay cả về mặt cảm xúc, những người đi xuất gia cũng cần phải kiểm soát những cảm xúc cơ bản của con người. Tuy nhiên, nói người tu sĩ không có tình cảm thì không đúng, nhưng họ phải biết gạt bỏ cái tôi và kiềm chế những cảm xúc riêng tư vì lợi ích chung. 

Qua quá trình tu tập, người tu sĩ phải đủ can đảm để vượt qua những nhu cầu bản năng và kiểm soát được bản ngã của mình.

Khi Thái tử Tất Đạt Đa – Đức Phật Thích Ca Mâu Ni chứng kiến cảnh khổ đau tầm thường của kiếp người khi đi qua bốn cổng thành, Thái tử đã xin phép vua cha ra khỏi nhà nhưng bị ngăn cản. Người đưa ra 4 điều kiện, nếu vua cha ta có thể đáp ứng được thì Người sẽ không xuất gia:

Làm sao cho con trẻ mãi không già
Làm sao cho con mãi mãi không đau
Làm sao cho con sống hoài không chết
Làm sao cho mọi người hết khổ

Vì vậy, Đức Phật đi tu vì tình thương bao la, rộng lớn, biết hy sinh tình cảm cá nhân.

Bản lĩnh phi thường của các nhà sư

Con đường tu tập không dễ dàng, và hành giả phải có đủ can đảm và động lự để đạt được lợi ích cho đạo. Cổ nhân từng dạy rằng: “Kim sanh bất liễu đạo, phi mao đới giác hoàn”.

Bước vào đường tu tập là phải làm những việc có nghĩa, có hy sinh, có lợi cho đời, cho đạo, nếu không thì tất cả cơm áo gạo tiền người ta đã cúng dường sẽ phải mang lông, đội sừng trả lại.

Tâm của người xuất gia đi tu hướng thiện hơn người

Đối với người xuất gia, dù giàu hay nghèo, mục đích tu tập là từ bỏ giàu nghèo và hy sinh thân mình để cầu Đạo. Mọi người tin rằng những người xuất gia sẽ có quyền lực, được tôn trọng và bái lạy. Tuy nhiên, sự kính trọng và quý mến người tu hành, không phải vì quyền lực, mà vì đạo đức, tu tập và sự hi sinh.

Từ xa xưa, Đức Phật đã từng nói trong kinh Tứ Thập Nhị Chương: “Ta xem địa vị công hầu như đôi dép bỏ, xem vàng bạc lụa như đồ giẻ rách”. Người coi thường những thứ ngoài thân và trở thành một đạo sư. 

Tổ Quy Sơn đã từng dạy rằng:“Phù xuất gia giả, phát túc siêu phương, tâm hình dị tục, thiệu long Thánh chủng, chấn nhiếp ma quân, dụng báo tứ ân, bạt tế tam hữu” (Phàm là người xuất gia, giơ chân cất bước đến một chân trời cao rộng, thân tâm này phải khác người đời, nối tiếp theo con đường của các bậc Thánh, nhiếp phục những cái xấu, cái dở, ma quân để đền đáp bốn ân: tam bảo, cha mẹ, quốc gia, đàn na thí chủ, cứu vớt muôn loài).

Nếu ai còn quá nhiều tham vọng cá nhân, có cái nhìn ích kỷ về cuộc đời thì không thể chọn con đường tu tập. Hơn nữa, nếu ai đó nghĩ rằng đi tu là để kiếm tiền nuôi gia đình, thì người đó đang đi chệch khỏi quan niệm và ý nghĩa chân chính của việc tu hành. 

Vì vậy, người xuất gia phải có bản lĩnh, phải có tấm lòng lương thiện, phải mạnh mẽ hơn người.

Người xuất gia là người phải đi con đường cao rộng, sống vì tất cả chúng sinh, con đường không cầu riêng. Chư Tăng là những người đức hạnh, vị tha và yêu thương mà chúng ta nên xưng hô phải phép, kính trọng và ủng hộ họ trong việc tu tập.

Điều kiện trở thành người xuất gia

Những người không được xuất gia là những người có đáp ứng đủ các điều kiện dưới đây:

Có chí hướng Phật pháp

Ai là người có căn xuất gia? Để được xuất gia, người cư sĩ Phật giáo cần phải có một thời gian thử thách và tu tập khoảng từ sáu tháng đến một năm, hoặc 2-3 năm. Trong thời gian này, các cư sĩ xuất gia tu hành được các bậc thầy hướng dẫn tu tập. 

Con đường tu còn rất dài và gian khổ, nên chỉ khi thấy được tâm nguyện không thể lay chuyển của cư sĩ qua bao gian khổ, Sư phụ mới đồng ý cho họ đi tiếp. Và dĩ nhiên, sư phụ chỉ cần những người thực sự phát nguyện xuất gia với đạo Phật, vì chí nguyện là yếu tố đầu tiên và căn bản để xuất gia.

Điều kiện sức khỏe cá nhân phải đảm bảo

Về sức khỏe, người xuất gia phải là người không mắc các bệnh nan y, bệnh tâm thần hoặc thần kinh, bệnh truyền nhiễm hoặc tàn tật. 

Người xuất gia là đại diện, là trưởng tử của Đức Phật Như Lai, có trách nhiệm gìn giữ và truyền bá chánh pháp trong nhân gian, thể hiện nếp sống và tinh thần của mình, là bậc thầy mô phạm của chúng sinh, nên phải là một hình tượng cao đẹp.

Những điều kiện khác của người xuất gia là gì?

Ngoài tấm lòng chân chính tìm đạo cũng như tình trạng sức khỏe, người xuất gia phải đảm bảo một số điều kiện như sau:

  • Trên 18 tuổi (vì ở chùa các sư sẽ không được đi học ở trường bên ngoài).
  • Không mắc các bệnh nan y, truyền nhiễm.
  • Không nợ nần, không nghiện ngập, không vi phạm pháp luật.
  • Những người đi tu có vợ muốn xuất gia phải làm đơn ly dị.
  • Không cho người xuất gia mà có con dưới 18 tuổi vào chùa tu tập chung.
  • Chấp hành đầy đủ nội quy nhà chùa đối với Phật tử khi còn là cư sĩ.
  • Phải cam kết không vi phạm nội quy của chùa.
  • Tuân theo mọi chỉ dẫn của chư tăng trong quá trình tu tập xuất gia.
  • Kể từ khi viết đơn xin xuất gia, phải trọn một năm tu tập mới được xét duyệt xuất gia.
  • Ăn hai bữa một ngày (sáng và trưa) và không ăn vặt.

Ý nghĩa thực tiễn của những người đi tu

Dưới đây là một số ý nghĩa thực tiễn của người xuất gia, bạn có thể tham khảo nhé!

  • Đối với cá nhân: Xuất gia giúp người tu tập và đạt giác ngộ thông qua việc giữ gìn giới pháp, tăng trưởng trí huệ và đạt được giải thoát. Nếu áp dụng lời Phật dạy vào cuộc sống và mang lại lợi ích cho mọi người, thì chúng ta sẽ hòa hợp với mọi người và đạt được an lạc tinh thần. Xuất gia cũng đòi hỏi sự hy sinh và hướng đến hạnh phúc của tất cả chúng sinh.
  • Đối với Phật giáo: Xuất gia gia tăng sức mạnh hoằng pháp và duy trì chánh pháp của Phật giáo. Những người xuất gia gánh vác trách nhiệm giữ gìn Tam bảo và truyền bá Phật pháp, đóng góp cho sự phát triển của Phật giáo trong xã hội.
  • Đối với xã hội: Xuất gia góp phần xây dựng văn minh tinh thần trong xã hội. Phật giáo nhấn mạnh sự hài hòa và thương yêu, và xuất gia làm mẫu gương cho sự dung hòa và rèn luyện nhân cách. Sự hoằng pháp và từ bi của người xuất gia góp phần vào việc xây dựng một xã hội thanh bình và hạnh phúc.

Xuất gia là một sự tự nguyện cá nhân và không gán ép. Nó mang ý nghĩa của việc tìm tự tại, giải thoát và sống chân thành với đời. Xuất gia là sống trong một đoàn thể Tăng già hòa hợp, nhằm rèn luyện bản thân và đóng góp vào sự tiến bộ của cá nhân và cộng đồng thông qua năng lượng từ bi và trí huệ.

Một số thắc mắc liên quan

Nam giới phải cạo tóc, nữ giới không bắt buộc.

Thông thường, khi xuất gia, người tu sẽ sống trong một tu viện, một nơi tu tập chung với những thành viên khác của cộng đồng tu. 

Tuy nhiên, trong một số trường hợp đặc biệt, có thể được phép rời khỏi tu viện và trở về nhà, như trong trường hợp thăm viếng gia đình, tham gia các nghi lễ tôn giáo hay hoạt động xã hội. Việc được trở về nhà hay không phụ thuộc vào quy định của cộng đồng tu và thầy chủ trì.

Về việc xưng hô, không nên sử dụng các thuật ngữ dựa trên thứ bậc, vai trò trong gia đình hay dòng họ như “con”, “cháu”, “em”… để gọi người xuất gia. Thay vào đó, chúng ta nên sử dụng các từ như “thầy”, “chú” kết hợp với pháp hiệu.

Đối với những người đã đạt vị trí cao trong đạo, ngoài cha mẹ, các thành viên trong gia đình khác nên tự gọi mình là “con” và sử dụng các từ “thầy” hoặc các từ trọng yếu khác như Hòa thượng, Thượng tọa, Ni trưởng, Ni sư… để truyền tải sự tôn trọng.

Trên đây là những thông tin liên quan về xuất giaTâm Linh 360 đã chia sẻ đến các bạn. Có lẽ, bạn đã thu thập được nhiều nội dung bổ ích rồi đúng không nào? Nếu muốn cập nhật hàng loạt các kiến thức mới thì đừng quên truy cập trang chủ của chúng tôi thường xuyên nhé!

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *