Địa chỉ chùa Ấn Quang ở đâu? Kiến trúc có gì đặc biệt?

By Ngọc Khánh Updated on

Chùa Ấn Quang quận 10 là ngôi chùa được mệnh danh là “trường dạy Phật học” và là trụ sở của Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Ngôi chùa này có kiến trúc đặc biệt, được giới giáo dục hết sức quan tâm, góp phần chấn hưng Phật giáo ở Nam Bộ trong 50 năm đầu thế kỷ 20. Hãy cùng tìm hiểu thêm qua bài viết về ngôi chùa này của https://tamlinh360.com/ nhé.

thong tin ve ngoi chua an quang

Ngôi chùa Ấn Quang ở đâu?

Chùa Ấn Quang tọa lạc tại số 243 Sư Vạn Hạnh, P.9, Q.10, chỉ cách trung tâm TPHCM 4km nên di chuyển đến đây rất dễ dàng, có nhiều phương án để bạn lựa chọn.

Đối với những du khách đi xe buýt đến chùa Ấn Quang quận 10 có thể tham khảo các tuyến xe sau: 05, 14, 27, 38, 150.

  • Tuyến xe buýt 05 dừng tại trạm 277 đường Ngô Gia Tự, cách chùa 350m, hoặc 5 phút đi bộ.
  • Các tuyến xe buýt 14, 27 dừng tại 430 Lý Thái Tổ, cách chùa 400m, mất khoảng 6 phút đi bộ.
  • Tuyến xe buýt 38 dừng ở trạm 420 trên đường Sư Vạn Hạnh, chỉ cách chùa 50m.
  • Xe buýt 150 dừng tại trạm 105 Ngô Gia Tự, chỉ cách chùa 100m.
  • Đối với du khách sử dụng phương tiện cá nhân thì gửi trực tiếp vào bên trong chùa. Địa chỉ là 243 Sư Vạn Hạnh, Phường 9, Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh.

Lịch sử chùa Ấn Quang Quận 10

Chùa Ấn Quang quận 10 được xây dựng vào năm 1948, ban đầu chỉ là một ngôi nhà nhỏ lợp tranh và có tên là Ứng Quang Tự. Hãy đọc thông tin tiếp theo của chúng tôi để biết được trụ trì chùa Ấn Quang là ai nhé!

Người kiến tạo ngôi chùa là Hòa thượng Thích Trí Hữu trụ trì từ chùa Linh Ứng Đà Nẵng. Sau khi xây dựng xong ngôi chùa để tu hành, Ngài còn mở lớp dạy Phật học cho các chú tiểu nên chùa Ứng Quang Tự nổi tiếng là một Phật đường học nhỏ trong các tông phái Phật giáo.

lich su chua an quang quan 10
  • Đến năm 1950, Hòa thượng Nguyễn Trí Hữu đã đưa Hòa thượng Thích Thiện Hoa về trụ trì chùa Ấn Quang, quản lý chùa để hoằng dương Phật pháp lúc bấy giờ. 
  • Năm 1951, Hòa thượng Thích Thiện Hòa chùa Ấn Quang cùng với các Phật học đường Liên Hải, Mai Sơn, Sùng Đức, Ứng Quang hợp nhất lấy tên là “Phật học đường Nam Việt” với mục đích đưa Phật giáo ngày càng phát triển. 
  • Lúc này chùa cũng đổi tên từ chùa Ứng Quang Tự thành chùa Ấn Quang.
  • Vào ngày 14-15/7/1953, lễ khánh thành chùa đã được long trọng tổ chức, được nhân dân xung quanh chào đón rất đông đảo.
  • Năm 1955, chùa khởi công xây dựng thêm nhà Tổ và trai đường.
  • Năm 1957 tiếp tục xây dựng nhà in Bông sen vàng, xưởng hương Bồ Đề, thư viện kinh sách, nhà xuất bản, nhà xuất bản… 
  • Năm 1959, khu giảng đường mới được xây dựng khang trang hơn để Phật tử và người dân đến chùa Ấn Quang quận 10 dễ dàng tiếp nhận Phật pháp hơn.
  • Năm 1978, Ban Tổ đình Ấn Quang tiếp quản và quản lý chùa, lúc bấy giờ Hòa thượng Thích Thiện Hoa viên tịch.
  • Từ năm 2006 đến năm 2009, chùa tiếp tục xây dựng mới nhà tổ, đường xá và chư Tăng lên bảo tháp mới.

Kiến trúc chùa Ấn Quang Sài Gòn

  • Ngôi chùa là trụ sở của Phật giáo. Chùa xây dựng thêm dãy lầu nhà tổ (1955), xây dựng lại Pháp hội (1959), chỉnh trang chánh điện (1966). 
  • Trải qua nhiều năm, chùa đã xây dựng thêm nhà in Sen Vàng, xưởng hương Bồ Đề, thư viện và nhà xuất bản Hương Đạo.
  • Kiến trúc chùa được xây dựng theo đồ án của kiến trúc sư Nguyễn Hữu Thiện. Phật điện được bài trí tôn nghiêm.
kien truc chua an quang sai gon
  • Chính giữa là biểu tượng Phật giáo – tượng Thích Ca Mâu Ni (do Phật tử Minh Dung tạc) và Tháp Xá Lợi Phật. Phía sau, hai bên là tượng Hộ Pháp. 
  • Chùa có pho tượng Tổ Đạt Ma bằng gỗ và bộ tranh sơn mài Quan Âm, Văn Thù, Phổ Hiền của họa sĩ Trương Văn Thành (tức Hòa thượng Minh Tịnh). 
  • Cư sĩ Trương Đình Ý – giáo sư Trường Mỹ thuật Thực hành Gia Định lo phần kiến trúc, điêu khắc và trang trí cho ngôi chùa.

Chùa Ấn Quang có tầm quan trọng như thế nào?

Chùa là Phật học đường của GHPGVN – Giáo hội Phật giáo Việt Nam tại miền Nam.

Là trụ sở của Phật học đường Nam Việt, Tăng già Nam Việt, Ban Trị sự Thành hội Phật giáo TP.HCM trực thuộc GHPGVN.

chua an quang co tam quan trong nhu the nao

Đồng thời, đây cũng là một trong ba điểm vận động, tiếp nhận tiền, hàng, vật phẩm giúp đỡ đồng bào gặp khó khăn, bão lụt, thiên tai trong và ngoài nước khắc phục, nhanh chóng ổn định cuộc sống.

Hàng năm, chùa đón một lượng lớn Phật tử và du khách từ nhiều nơi về sinh hoạt, tham quan, lễ Phật thường xuyên.

Điều cần chú ý khi tham quan chùa Ấn Quang

  • Chùa Ấn Quang mở cửa từ 7h đến 18h hàng ngày, mọi người tự do tham quan, lễ bái, cầu an và niệm Phật, vào chùa tự do.
  • Khi đi chùa, nhớ giữ yên lặng và im lặng để không làm phiền những người xung quanh.
  • Là nơi trang nghiêm nên khi tham quan bạn lưu ý mặc quần áo dài, lịch sự. Một bộ trang phục kín đáo sẽ phù hợp hơn khi đến thăm nơi linh thiêng này, bạn phải mặc quần áo kín đáo và thoải mái khi đến thăm ngôi đền.

Qua bài viết hôm nay, Tamlinh360.com muốn chia sẻ đến bạn đọc những thông tin về chùa Ấn Quang, chẳng hạn như là địa chỉ, kiến trúc,… Hy vọng rằng, mọi người sẽ cập nhật được nhiều kiến trúc hữu ích. Đừng quên ủng hộ chúng tôi nhiệt tình nhé! Xin chân thành cảm ơn!

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *