Bài Cúng, Văn Khấn Mời Các Cụ Về Ăn Tết Mới Nhất Năm 2023

By Thầy Tú Bình Chánh Updated on

Văn khấn mời các cụ về ăn Tết đọc như thế nào? Đây là một bước thiết yếu trong mâm cúng bàn thờ gia tiên ngày cúng Tất niên 30 với mong muốn ông bà, tổ tiên về ăn Tết cùng con cháu, thể hiện sự sum họp, đầm ấm của ngày Tết. Hãy đọc bài viết dưới đây của https://tamlinh360.com/ để biết được nội dung của bài cúng này ra sao nhé!

van khan moi cac cu ve an tet

Khi nào đọc bài cúng mời các cụ về ăn Tết?

Theo phong tục của người Việt Nam, trong bữa cơm chiều cuối cùng của năm, các gia đình sẽ bắt đầu làm mâm cơm cúng năm mới để thể hiện sự sum họp, sung túc của gia đình và mời ông bà, tổ tiên để đón Tết.

Mâm cúng thường được đặt trên chiếc bàn nhỏ phía dưới, còn trên bàn thờ chính chỉ có hoa tươi, mâm ngũ quả và một ít vàng mã tượng trưng.

khi nao doc bai cung moi cac cu ve an tet

Sau khi chuẩn bị mâm cơm cúng xong, gia chủ sẽ thắp hương khấn tổ tiên, sau đó các thành viên khác sẽ làm lễ lạy. Trong các ghi chép hiện nay, vẫn còn lưu giữ một số bài văn khấn cúng tổ tiên phổ biến nhất mà người Việt có thể sử dụng trong bữa cơm tất niên này.

Bài văn khấn mời các cụ về ăn Tết

Trích từ sách Văn khấn cổ truyền Việt Nam

Dưới đây là bài văn khấn mời các cụ về quê ăn Tết, bạn đừng bỏ qua nhé!

Nam Mô A Di Đà Phật! (3 lần)
– Con kính lạy chín phương trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương.
– Con kính lạy Hoàng thiên, Hậu Thổ, chư vị Tôn thần.
– Con kính lạy ngài Kim niên Đương cai Thái Tuế chí đức tôn thần.
– Con kính lạy các ngài Bản cảnh Thành hoàng chư vị Đại Vương.
– Con kính lạy ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa tôn thần.
– Con kính lạy các ngài Ngũ phương, Ngũ Thổ, Long mạch, Tài thần, Bản gia Táo quân, cùng tất cả các vị thần linh cai quản trong xứ này.
– Con kính lạy chư gia Cao Tằng Tổ Khảo, Cao Tằng Tổ Tỷ, Tiên linh nội ngoại họ …
Hôm nay là ngày 30 tháng Chạp năm …
Tín chủ (chúng) con là: …
Ngụ tại…
Trước án kính cẩn thưa trình: Đông tàn sắp hết, năm kiệt tháng cùng, xuân tiết gần kề, minh niên sắp tới.
Chúng con cùng toàn thể gia quyến sắm sanh phẩm vật hương hoa, cơm canh thịnh soạn, sửa lễ tất niên, dâng cúng Thiên Địa tôn thần, phụng hiến Tổ tiên, truy niệm chư linh.
Theo như thường lệ tuế trừ cáo tế, cúi xin chư vị tôn thần, liệt vị gia tiên, bản xứ tiền hậu chư vị hương linh giáng lâm án toạ, phủ thùy chứng giám, thụ hưởng lễ vật, phù hộ toàn gia lớn bé trẻ già bình an thịnh vượng, bách sự như ý, vạn sự tốt lành, luôn luôn mạnh khoẻ, gia đình hoà thuận.
Thành tâm bái thỉnh, cúi xin chư vị tôn thần và gia tiên nội ngoại chứng giám phù hộ độ trì.
Nam Mô A-di-đà Phật (3 lần, 3 lạy).

bai van khan moi cac cu ve an tet

Bạn cũng nên tìm hiểu về nhiều bài cúng khác cho nhiều dịp lễ, ngày cúng khác như: Văn khấn mùng 1, rước ông Táo về nhà, Thanh Minh, Tam Bảo, bà Chúa Xứ, sám hối gia tiên, cô 6 Côn Đảo,…

Cúng gia thần ngày Tất niên

Con kính lạy Hoàng Thiên, Hậu Thổ chư vị Tôn Thần.
Con kính lạy ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân
Con kính lạy ngài Bản gia Thổ địa Long Mạch Tôn Thần
Con kính lạy các ngài Ngũ phương, Ngũ thổ, Phúc đức Tôn Thần
Con kính lạy ngài tiền hậu Địa chủ Tài Thần
Con kính lạy các Tôn Thần cai quản trong khu vực này.
Tín chủ (chúng) con là: …………………………………
Tuổi: …………………………
Ngụ tại: …………
Hôm nay là ngày…… tháng…… năm…., tín chủ con thành tâm sửa biện hương hoa lễ vật, kim ngân trà quả đốt nén hương thơm dâng lên trước án. Qua một năm làm ăn, chúng con xin dâng lễ tạ ơn trên đã phù hộ độ trì cho chúng con mọi sự an lành và may mắn.
Chúng con thành tâm kính mời: Ngài Kim Niên đương cai Thái Tuế chí đức Tôn Thần, ngài Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại Vương, ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân, ngài Bản gia Thổ địa Long Mạch Tôn Thần, các ngài Ngũ Phương, Ngũ Thổ, Phúc đức chính Thần, các vị Tôn Thần cai quản trong khu vực này.
Cúi xin các Ngài nghe thấu lời mời, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, phù trì tín chủ chúng con, toàn gia an lạc, công việc hanh thông. Người người được bình an, lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.
Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.
Phục duy cẩn cáo!

Mời các cụ về ăn Tết có ý nghĩa gì?

moi cac cu ve an tet co y nghia gi

Thờ cúng gia tiên không chỉ là phong tục truyền thống mà còn là nét đẹp văn hóa đặc trưng của người Việt Nam. Ý nghĩa của việc này là thể hiện lòng biết ơn, tưởng nhớ của thế hệ mai sau đối với công đức của ông bà, tổ tiên đã khuất và những người thân trong gia đình. 

Vì vậy, nghi lễ này thường được gia chủ thực hiện vào ngày cuối cùng hàng năm (năm nào là 30 Tết, năm thiếu là 29 Tết).

Như vậy, bài viết ngày hôm nay của Tâm Linh 360 đã chia sẻ đến bạn đọc những bài văn khấn mời các cụ về ăn Tết một cách đầy đủ nhất. Hy vọng rằng, toàn bộ bài viết sẽ giúp ích đối với bạn. Đừng quên truy cập trang chủ của chúng tôi thường xuyên để cập nhật thêm nhiều kiến thức có giá trị khác nhé!

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *