Chi tiết về Thứ Năm Tuần Thánh & nghi thức Rửa Chân

By Ngọc Khánh Updated on

Cách giải thích của Thiên Chúa giáo về Thứ Năm Tuần Thánh là gì? Các nghi thức Chầu Thánh thể cũng như các lời Chúa, suy niệm trong Thứ Năm Rửa Chân như thế nào? Cùng tham khảo bài viết giới thiệu dưới đây của tamlinh360.com để hiểu thêm nhé!

thu nam tuan thanh

Tìm hiểu Thứ Năm Tuần Thánh là gì?

Thứ Năm Tuần Thánh nằm trong Tuần Thánh thuộc chuỗi 7 ngày cuối cùng của Mùa Chay Trước Lễ Phục Sinh diễn ra.

Thứ Năm Tuần Thánh – Thứ Năm Rửa Chân, thường được gọi tên tiếng Anh là Holy Thursday hoặc Maundy Thursday, là một sự kiện quan trọng của Cơ đốc giáo trong lịch Công giáo. Ngày lễ này nằm trong Tuần Thánh sẽ đánh dấu sự bắt đầu của Tam Nhật Thánh và được tổ chức vào buổi tối, sau đó là ngày Thứ Sáu Tuần Thánh.

Ngày lễ này cũng được coi là một Lễ Trọng của người Công giáo, bên cạnh đó còn đó một số lễ khác như Lễ Tro, Lễ Giáng Sinh, Lễ Truyền Tin cho Đức Mẹ,….

Ý nghĩa Thứ Năm Tuần Thánh

4 sự kiện được ghi nhớ vào ngày này: việc Chúa Giêsu rửa chân cho các môn đệ, việc thiết lập Bí tích Thánh Thể và Bí tích Truyền Chức Thánh trong Bữa Tiệc Ly, cũng là bữa ăn cuối cùng của Chúa Giêsu với các môn đệ trước khi bị đóng đinh, cuộc khổ nạn, nỗi thống khổ của Chúa Giêsu trong Vườn Gethsemani và sự phản bội của Giuđa Ítcariốt.

Nghi thức Thánh Lễ tưởng niệm Bữa Tiệc Ly là tâm điểm của ngày Holy Thursday. Mỗi Thánh lễ củ hành dịp này như một phần của nghi thức phụng vụ Thánh Thể, và đặc biệt vào Thứ Năm Tuần Thánh, các nghi lễ này được nhắc lại.

Thứ 5 Tuần Thánh 2023 nhằm vào ngày 06/04/2023 dương lịch, tức ngày 16/02 Âm lịch năm Quý Mão.

Nghi thức Thứ 5 Tuần Thánh

Sau đây là thứ tự mà Nghi thức Holy Thursday – Rửa Chân sẽ được cử hành:

Lễ Truyền Dầu

Giám Mục và các linh mục quy tụ để cử hành Lễ Truyền Phép Dầu (hay Thánh Lễ Truyền Dầu) vào sáng Thứ Năm Rửa Chân tại nhà thờ chánh tòa của mỗi giáo phận. Ba loại dầu thánh, thường là dầu ô liu, sẽ được Đức Giám Mục làm phép để sử dụng trong các Lễ Truyền chức Thánh trong ban Bí tích rửa tội, thêm sức và xức dầu cho bệnh nhân.

Lễ này được tổ chức để tưởng nhớ việc Chúa thiết lập bí tích Truyền chức Thánh, trao quyền cho các linh mục hành động nhân danh Chúa bằng cách tấn phong cho một số người. Đức Giám Mục và các linh mục sẽ cùng nhau đọc những lời đã hứa trong ngày thụ phong Thánh Lễ trọng thể này để nhắc nhở mình ý thức chu toàn bổn phận.

Thánh lễ Tiệc Ly

Tịa Việt Nam,Thánh lễ Tiệc ly được cử hành tại nhà thờ chính của giáo xứ vào thời gian thuận tiện cho giáo dân để có thể tham dự trọn vẹn vào buổi chiều.

Thực hiện theo các bước sau để cử hành Thánh Lễ Tiệc Ly:

Nghi thức đầu lễ

  1. Dẫn nhập lễ

Lời dẫn: Lễ Tiệc Ly mà chúng ta long trọng cử hành hôm nay cũng được gọi là Lễ Tình Yêu. Vì trong lễ này chúng ta tưởng niệm việc Chúa Giêsu thiết lập Bí tích Thánh Thể, chức Linh mục và công bố Giới Luật Yêu Thương.

Trong đó, Chúa Giêsu đã thực hiện một nghĩa cử hết sức yêu thương: Ngài đã cúi xuống rửa chân cho các môn đệ. Qua việc rửa chân cho các môn đệ. Chúa đã mở ra con đường tình yêu cho tất cả chúng ta. Hơn nữa, qua việc lập Bí tích Thánh Thể Chúa Giêsu trao ban chính Mình Máu Thánh Ngài cho nhân loại, để làm lương thực nuôi sống chúng ta trên đường dương thế.

Xin cho mỗi chúng ta biết lấy tình yêu đáp lại tình yêu, qua đời sống bác ái, yêu thương tha nhân.

Kính mời cộng đoàn đứng hát ca nhập lễ.

Hát ca nhập lễ
Hát Kinh Thương Xót
Hát Kinh Vinh DanhLời dẫn: Bây giờ chủ tế xướng Kinh Vinh danh, chuông trống reo vui ca mừng Chúa.
(Rung chuông khi hát Kinh Vinh Danh).
Lời nguyện nhập lễPhụng vụ lời Chúa
Bài đọc IXh 12, 1-8, 11-14
Hát Đáp caTv 115, 12-13.15-16c.15-18
Bài Đọc II1Cr 11, 23-26
Hát Câu Xướng Trước Tin MừngGa 13, 34 (hát)
Bài Tin Mừng và bài giảngGa 13, 1-15

Nghi thức Rửa Chân

Truyền thống Rửa Chân trong Thánh lễ Tiệc Ly của Chúa vào Thứ 5 Rửa Chân có nhiều ý nghĩa sâu sắc cũng như tốt đẹp và được kỷ niệm ở nhiều nhà thờ Thiên Chúa giáo.

  1. Dẫn ý nghi thức 

Lời dẫn: Giờ đây chủ tế sẽ rửa chân cho 12 người, với ý chỉ 12 tông đồ. Nghi thức này nhắc lại việc Chúa Giêsu rửa chân cho các tông đồ trong Bữa Tiệc Ly và lời Chúa dạy chúng ta: “Nếu Thầy mà còn phải rửa chân cho các con, thì các con cũng phải rửa chân cho nhau” (Ga 13,14). Xin mời cộng đoàn cùng hát ca tiền xướng.

Ca tiền xướng – Ga 13(Trong lúc cộng đoàn ca tiền xướng, người giúp lễ hỗ trợ Linh mục đến từng người đã được chọn, đổ nước lên chân họ và lau sạch).
Lời nguyện tín hữu(Sau khi thực hiện nghi thức Rửa Chân, người giúp lễ hỗ trợ Linh mục mặc lại áo lễ. Linh mục không đọc Kinh Tin Kính, trở lại ghế và đọc lời nguyện tín hữu).

Tìm hiểu thêm: Ý Nghĩa Của Lễ Truyền Tin Cho Đức Mẹ Ngày 25/03 Mới Nhất Năm 2023

Phụng vụ Thánh Thể

  1. Dẫn ý dâng lễ

Lời dẫn: Chúa Kitô đã nêu gương đức ái cho chúng ta. Chúng ta cũng phải dâng lên Chúa những lễ vật của đức mến. Giờ đây mời cộng đoàn hiệp ý với (…) đại diện chúng ta dâng tiến lễ vật hôm nay.

Ca dâng lễ (hát)18. Ca hiệp lễ (hát)
Lời nguyện tiến lễ19. Cám ơn sau hiệp lễ
Kinh tiền tụng29. Lời nguyện hiệp lễ

Nghi thức Kiệu Thánh Thể sang bàn thờ phụ

21. Dẫn ý nghi thức Kiệu

Lời dẫn: Giờ đây chúng ta cử hành nghi thức Kiệu Thánh Thể. Đây là cuộc kiệu khải hoàn. Cuộc kiệu đưa chúng ta đến một nơi tạm nghỉ, không phải là đến phần mộ của Đức Kitô. Thứ Năm Tuần Thánh không phải là đêm canh thức lễ an táng, nhưng là cuộc triều bái Chúa Kitô hằng sống. Đêm nay, chúng ta không nên để Chúa Kitô chịu khổ nạn một mình. Đêm nay cũng như ngày mai, chúng ta hãy tiếp tục hầu chuyện với Chúa.

Thứ tự đi kiệu Thánh Thể: Thánh giá đèn hầu, các người giúp lễ, các em tung hoa, phương du Thánh Thể.

(Thứ tự đi kiệu như sau: Đi đầu là người cầm Thánh giá có hai người cầm đèn nến hai bên, sau đó đến người cầm bình hương, các người giúp lễ, các em tung hoa, cuối cùng là chủ tế cầm bình thánh trong phương du Thánh Thể).

22. Kiệu Thánh Thể sang bàn thờ phụ

(Khi đoàn kiệu bắt đầu tiến về bàn thờ phụ thì cộng đoàn hát: Giáo dân hân hoan). 

23. Thờ lạy Thánh Thể

(Cộng đoàn hát: Đây nhiệm tích. Trong lúc này Linh mục đặt bình thánh trên bàn thờ, bỏ hương, rồi quỳ gối xông hương, cuối cùng thì khóa cửa nhà tạm lại. Sau khi thinh lặng thờ lạy trong vài phút, Linh mục và đoàn đi kiệu bái quỳ rồi trở vào phòng thánh. 

Sau đó, Linh mục lột khăn bàn thờ, và nếu có thể thì cất các Thánh giá, nếu còn Thánh giá nào thì nên phủ lại bằng khăn).

Nghi thức Chầu

Sau Thánh lễ, sẽ có một phần phụng vụ long trọng gọi là Chầu Thánh Thể, trong đó Mình Thánh Chúa sẽ được rước đến một địa điểm trang trọng để toàn thể cộng đoàn tôn kính và cầu nguyện tại đó cho đến nửa đêm. Sau khi buổi chầu chung kết thúc lúc nửa đêm, buổi chầu riêng có thể tiếp tục cho đến buổi lễ vào ngày hôm sau.

Chầu Thánh thể Thứ Năm Tuần Thánh 2023

Đây là một nghi thức cao đẹp mà người Kitô hữu dùng để tỏ lòng tôn kính Chúa, Đấng đã hiến mình làm Hy Tế Cứu Chuộc toàn thể nhân loại. Mình Thánh Chúa Giêsu sẽ được rước ra khỏi nhà tạm hoặc nơi cất giữ trong nghi lễ này để các tín hữu chiêm ngưỡng và tôn thờ.

Mình Thánh Chúa Giêsu thường được đặt trong một mặt nhật hoặc vầng hào quang để bảo vệ không bị tay chạm vào.

Mở đầu

Cha xứ làm dấu: Nhân Danh Cha và Con và Thánh Thần

Giáo dân: Amen.

Kính mời cộng đoàn ngồi

Suy Niệm Thứ Năm Tuần Thánh

Các bài suy niệm trong Thánh Lễ gồm có:

Thánh Thể trao ban sự sống

Lạy Chúa Giêsu Thánh Thể, chúng con xác tín rằng chỉ có Chúa mới lấp đầy nỗi khát vọng sâu xa trong tâm hồn chúng con. Trong Ngài chúng con tìm được sức mạnh, tình yêu và ánh sáng. Trong cuộc hành trình dương gian đầy sóng gió và nguy hiểm này, chúng con rất cần có Chúa bổ sức, nâng đỡ và dìu dắt chúng con. Nhờ Thánh Thể Chúa nuôi dưỡng mà chúng con mới có thể sống và sống dồi dào ngay ở đời này, và hưởng nếm trước hương vị thiên đàng đời sau. Trước tình thương cao cả của Chúa, chúng con muốn bày tỏ lòng thành tri ân, mến yêu và phủ phục tôn thờ Thánh Thể Chúa.

(Hát: Thờ lạy Chúa: TCCĐ 209, phiên khúc 1)

Yêu như Chúa yêu

Khi ra lệnh cho các môn đệ phải yêu thương nhau như Ngài đã yêu thương họ. Chúa Giêsu không chỉ cho họ một khuôn mẫu mà còn ban cho họ một nguồn mạch không hề vơi cạn của tình yêu không ngừng trao ban sự sống. Những lời “Như Thầy đã yêu thương” nhắc nhớ đến chóp đỉnh của tình yêu hy sinh trên Thập giá. Bằng những đau khổ hy sinh trong cuộc đời Kitô hữu, chúng ta cũng sẽ đạt đến tình yêu cao cả này.

Trong Bí tích Thánh Thể, hành vi khiêm nhường của Chúa Giêsu lại được tái diễn. Ngài đã hạ mình đến độ trở thành của ăn cho những kẻ Ngài yêu mến. Ngài đã hiến mình phục vụ nhân loại, nuôi dưỡng họ bằng thân mình Ngài và làm thỏa cơn khát của họ bằng chính Máu Ngài.

Lạy Chúa Giêsu Thánh Thể, sự phục vụ của Chúa được khởi đi từ tình yêu nhưng không. Trong mọi việc Chúa làm chỉ là phục vụ vì Thiên Chúa là Đấng yêu thương tuyệt đối. Xin cho chúng con biết cảm thông, chia sẻ yêu thương và phục vụ nhau nhất là những người nghèo theo tinh thần của Chúa.

(Hát: Niềm tâm sự: TCCĐ 68, phiên khúc 1, 2).

Hy sinh là một đòi hỏi của tình yêu

Trong đời sống thế trần, không có tình yêu nào mà không phải hy sinh. Thật vậy, tình yêu cao cả luôn gắn kết với sự trao ban chính mình, không có sự chiếm hữu ích kỷ cho riêng mình. Tình yêu đích thực là ‘xóa mình ra không, để trở nên mọi sự cho mọi người’.

Kính mời cộng đoàn đứng.

Đọc 1Cr 11, 23-26

(Hát: Trước Thánh thể: TCCĐ 207, phiên khúc 1,2).

Lời nguyện

(Có ba lời nguyện, và hội chúng hát câu đáp sau mỗi lời nguyện.)

Lời nguyện 1

Lạy Chúa Giêsu Thánh Thể, chúng con xin dâng lên Chúa Hội Thánh là hiền thê của Chúa. Xin Chúa ban cho hết mọi thành phần con cái Chúa, đặc biệt cho Đức Thánh Cha Phanxicô, các giám mục, linh mục luôn trung thành với giáo huấn của Giáo Hội, và biết lấy đời sống hy sinh, phục vụ để làm sáng danh Chúa.

>> Cộng đoàn đáp: Xin Chúa nhậm lời chúng con.

Lời nguyện 2

Lạy Chúa Giêsu Thánh Thể, chúng con xin dâng lên Chúa vũ trụ và con người, đặc biệt là những nơi đang bị khủng bố hay đang gặp thiên tai. Xin Chúa luôn đồng hành che chở và giúp con người xây dựng một thế giới tràn đầy tình huynh đệ – văn minh-công bằng và bác ái.

>> Cộng đoàn đáp: Xin Chúa nhậm lời chúng con.

Lời nguyện 3

Lạy Chúa Giêsu Thánh Thể, chúng con xin dâng lên Chúa gia đình và Giáo xứ của chúng con. Trong năm Đức Tin này, xin Chúa giúp chúng con ngày một sống đạo đức – thánh thiện để làm chứng cho tình yêu Chúa trong xã hội hôm nay.

>> Cộng đoàn Đáp: Xin Chúa nhậm lời chúng con.

(Sau đó chủ sự kính mời toàn thể cộng đoàn cùng đọc).

Lạy Chúa Giêsu Ngôi Lời Hằng Hữu/ xin giúp chúng con biết quên mình hoàn toàn/ để ở lại trong Chúa lặng lẽ và an bình.

Xin cho chúng con dám ra khỏi mình/ khỏi những bận tâm và tính toán hơn thiệt/ để sống theo những đòi hỏi bất ngờ của Chúa.

Ước gì mỗi giây phút trong đời sống/ lại giúp chúng con tiến xa hơn vào mầu nhiệm tình yêu của Ngài.

Amen.

Kết thúc

Lời nguyện kết thúc của chủ sự hay người hướng dẫn: 

Lạy Cha, chúng con dâng lên Cha tâm tình cảm tạ tri ân. Cha đã ban cho nhân loại Con Một Cha là Đấng Cứu Độ Trần gian. Ngài đã trao ban Thịt Máu mình làm lương thực thiêng liêng để chúng con được sống sự sống của Cha. Xin Cha ban cho chúng con một trái tim khao khát, khao khát đến với Con Một Cha để được ở lại trong tình thương của Ngài và luôn thuộc về Ngài. Amen.

Lời Kết

Chúng tôi tin rằng những thông tin hữu ích được nêu ở nội dung trên sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về Thứ Năm Tuần Thánh cũng như biết rõ những nghi thức, bài thánh cụ thể. Đừng quên truy cập tamlinh360 để đón đọc thêm những bài viết cùng chủ đề và những nội dung hấp dẫn, độc đáo trong các lĩnh vực khác nhé.

Bài viết liên quan