Tổng Hợp Các Ngày Lễ Trọng Công Giáo 2023
Các ngày lễ Trọng trong năm của người Công giáo cũng tương tự những nhiều tôn giáo khác, đều được cử hành và tổ chức để xây dựng cũng như nuôi dưỡng đức tin đối với Chúa cho các giáo dân, tín đồ trong Đạo. Để hiểu rõ cụ thể hơn về những ngày lễ đó theo Đạo Công giáo thì tham khảo ngay bài viết giới thiệu này của tamlinh360.com nhé.
Các ngày Lễ Trọng Công Giáo 2023
Có rất nhiều ngày lễ quan trọng và lễ thường trong lịch Công giáo mỗi năm. Chúng ta sẽ rõ thêm được về Công giáo và những tín đồ nhờ vào việc tìm hiểu các ngày Lễ Trọng với nhiều ý nghĩa kèm theo. Hãy khám phá chi tiết ở bảng tổng hợp dưới đây nhé!
Các bạn có thể xem thêm chi tiết từng ngày lễ trong tháng ở trang chủ của chúng tôi ví dụ như lịch Công giáo tháng 9, tháng 10,…
Tên Lễ | Ngày cử hành | Ý nghĩa |
Lễ Mẹ Thiên Chúa | 01/01 | Lễ trọng kính Đức Mẹ Maria, trùng với ngày bát nhật Giáng Sinh |
Nhớ việc cắt bì và đặt tên cho Chúa Giêsu | ||
Khởi đầu năm mới và cầu cho hòa bình thế giới | ||
Lễ Chúa Hiển Linh (06/01) | Ngày Chúa nhật thứ 2 sau Đại Lễ Giáng Sinh | Lễ mừng kính sự biểu lộ mình ra của Chúa Giêsu |
Là Ngôi Hai Thiên Chúa nhập thể làm người | ||
Lễ kỷ niệm sự viếng thăm và chiêm bái Đức Giêsu của 3 đạo sĩ (3 nhà thông thái) | ||
Lễ Chúa Giêsu Chịu Phép Rửa (10/01) | Không cố định | Lễ Chúa Giêsu Chịu Phép Rửa đánh dấu cho ngày cuối cùng của Mùa Giáng Sinh. |
Chúa nhật tuần sau nếu Chúa nhật Lễ Hiển Linh vào ngày 7 hoặc 8 tháng Giêng. | Mùa Giáng Sinh bắt đầu từ Lễ Giáng Sinh đến Lễ Chúa Giêsu Chịu Phép Rửa. | |
Tiến hành vào ngày thứ 2 sau Chúa nhật Lễ Hiển Linh | Hang đá được dẹp đi sau Lễ Chúa Chịu Phép Rửa | |
Lễ Tro (22/02) | Thứ 4, trước lễ Phục Sinh 40 ngày | Thứ tư Lễ Tro là ngày khởi đầu cho Mùa Chay. Trước Lễ Phục Sinh, mùa này kéo dài đúng 40 ngày. |
Bắt đầu mùa chay | Xức tro trên đầu với ý niệm “con người xuất thân từ tro bụi và cũng sẽ trở về tro bụi” | |
Ăn chay kiêng thịt | Loại tro này được lấy từ việc đốt lá dùng vào Chúa nhật Lễ Lá năm trước. | |
Lễ Lá (02/04) | Ngày Chúa nhật trước Lễ Phục Sinh | Lễ kỷ niệm việc Chúa Giêsu tiến vào thành Jerusalem những ngày trước khi chịu khổ hình |
Lá: lá cọ. Tùy vùng không có lá cọ thì có thể dùng các loại cây khác | ||
Thứ Năm Tuần Thánh (06/04) | Ngày thứ 5 trước Lễ Phục Sinh | Lễ kỷ niệm việc rửa chân cho môn đệ Chúa Giêsu |
Lễ diễn ra vào buổi tối, đánh dấu sự bắt đầu Tam Nhật Thánh: một thời kỳ ba ngày, liên tưởng đến ba ngày kể từ sự chết đến sống lại của Chúa. | ||
Tam Nhật Thánh (3 ngày trước ngày Lễ Phục Sinh): Thứ năm Tuần Thánh, Thứ sáu Tuần Thánh và Thứ bảy Tuần Thánh. | ||
Lễ Chúa Phục Sinh (09/04) | Không cố định | Lễ Phục Sinh là một trong những ngày lễ quan trọng nhất trong năm, để tưởng niệm sự kiện chết và phục sinh Chúa Giêsu sau khi bị đóng đinh trên thập tự giá |
Vào Chúa nhật đầu tiên sau ngày trăng tròn xảy ra hoặc sau ngày mà tâm của Mặt Trời nằm song song với đường xích đạo | ||
vào khoảng ngày 22 tháng 3 đến 25 tháng 4 dương lịch | Hết mùa chay. | |
Lễ Lòng Thương Xót Chúa (16/04) | Ngày Chúa nhật đầu tiên sau Lễ Phục Sinh | Vào dịp này, chúng ta làm Tuần Cửu Nhật, xưng tội, rước lễ và làm việc bác ái sẽ được tha hết mọi tội lỗi. |
Lễ Kính Thánh Cả Giuse | 19/03 | Thánh Cả Giuse là “Người công chính”, nghĩa là người thánh. Các thánh đều công nhận ngài cao trọng hơn hết các thánh. |
Cũng như Mẹ Maria, ngài đã khấn giữ mình đồng trinh, và ngài đã sống thanh khiết trọn hảo cho đến chết | ||
Ở Nazareth thánh nhân luôn sống ẩn dật, làm nghề thợ mộc, âm thầm lo lắng cho Đức Mẹ và Chúa Hài Nhi. | ||
Ngày Chúa Giêsu bắt đầu cuộc sống công khai là ngày chấm dứt sứ mạng Ngài. Ngài êm ái trút hơn thở cuối cùng trong tay Chúa và Mẹ. | ||
Lễ Chúa Giêsu Lên Trời (18/05) | 40 ngày sau Lễ Phục Sinh | Sau khi Chúa sống lại, Ngài đã ở lại cùng với các môn đồ trong 40 ngày, rồi lên trời để kết thúc sự hiện diện của Ngài giữa loài người trần thế |
Lễ Chúa Giêsu Lên Trời còn gọi là Lễ Thăng Thiên. | ||
Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống (28/05) | 50 ngày sau Lễ Phục Sinh | Ngày lễ kỉ niệm Chúa Thánh Thần hiện xuống với các tông đồ |
Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống còn gọi là Lễ Ngũ Tuần. | ||
Lễ Chúa Ba Ngôi (04/06) | Chúa nhật sau Lễ Hiện Xuống | Ba Ngôi Thiên Chúa: Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần. |
Lễ Mình và Máu Thánh Chúa (08/06) | 60 ngày sau Lễ Phục Sinh | Đại Lễ được cử hành nhằm tuyên xưng niềm tin vào sự hiện diện đích thực và sống động của Chúa Giêsu trong Bí Tích Thánh Thể. |
Lễ Thánh Tâm Chúa Giêsu (09/06) | Thứ sáu đầu tiên sau Lễ Mình và Máu Thánh Chúa | Thánh Tâm Chúa: khi môn đệ hạ xác Chúa xuống khỏi thập giá, thấy “vết giáo đâm vào cạnh sườn Người thấu đến trái tim” và thánh Gioan kể: ”Tức thì máu cùng nước chảy ra” (Ga 19,34) |
Qua cuộc khổ nạn, sự chết và phục sinh Chúa, chúng ta ca tụng và tạ ơn tình yêu vô điều kiện của Chúa dành cho nhân loại qua biểu tượng Thánh Tâm bị đâm thâu. | ||
Lễ Thánh Phêrô và Phaolo | 29/06 | Ngày lễ gợi cho chúng ta sự duy nhất, thánh thiện, tông truyền của Hội Thánh. |
Thánh thiện vì Giáo Hội có đầu là Chúa Kitô và chi thể là toàn thể dân Chúa. | ||
Duy nhất vì được đặt trên tình yêu là chính Thiên Chúa, có Chúa làm chủ và các tông đồ làm nền tảng. | ||
Lễ Chúa Hiển Dung | 06/08 | Chúa Giêsu đưa Phêrô, Giacôbê và Gioan lên núi. Người biến hình trước mặt các ông. Mặt Người chói như mặt trời và áo Người trắng như ánh sáng. |
Ý nghĩa của thánh lễ như chúng ta được đem lên núi để tham dự vào mầu nhiệm biến hình của Chúa | ||
Chúa muốn tất cả chúng ta sẽ được đưa vào trong vinh quang của Người. | ||
Lễ Mẹ Hồn Xác Lên Trời | 15/08 | Đại lễ kính Đức Mẹ Maria lên trời cả hồn lẫn xác sau khi hoàn tất cuộc đời dương thế. |
Lễ Các Thánh | 01/11 | Lễ kính nhớ tất cả các thánh. |
Lễ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam | 24/11 | Lễ kính các Thánh người Việt Nam tử vì đạo để làm chứng cho đức tin. |
Trong lịch sử Việt Nam, có rất nhiều người tử vì đạo. Trong số đó, 117 vị đã được tuyên Thánh. | ||
Lễ Chúa Kitô Vua (20/11) | Ngày Chúa nhật đầu tiên sau lễ Các Thánh Tử Đạo VN | Nếu lễ Các Thánh Tử Đạo VN rơi vào Chúa nhật thì Lễ Chúa Kitô Vua và lễ Các Thánh Tử Đạo VN được cử hành cùng một ngày. |
Chúa Nhật I Mùa Vọng | Ngày Chúa nhật đầu tiên của tháng 12. | Mùa Vọng mở đầu năm Phụng Vụ mới. Chuẩn bị mừng lễ trọng Giáng Sinh.Bắt đầu với Mùa Vọng là thời gian đặc biệt trông chờ Chúa đến |
Chúng ta hãy tỉnh thức và cầu nguyện, hãy tấn tới hơn trong đời sống đức tin, cậy, mến để chờ đón ngày Chúa Giêsu đến trong vinh quang. | ||
Mùa Vọng: thời gian chuẩn bị đón chờ Chúa đến trước lễ Giáng Sinh, kéo dài bốn tuần. | ||
Chúa Nhật I Mùa Vọng: Ngày Chúa nhật đầu tiên của tháng 12 | ||
Chúa Nhật II Mùa Vọng: Ngày Chúa nhật thứ 2 của tháng 12 | ||
Chúa Nhật III Mùa Vọng: Ngày Chúa nhật thứ 3 của tháng 12 | ||
Chúa Nhật IV Mùa Vọng: Ngày Chúa nhật thứ 4 của tháng 12 | ||
Lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội | 08/12 | Lễ kính Đức Mẹ Maria không bị nhiễm tội nguyên tổ (tội tổ tông). |
Tội nguyên tổ: tội do ông bà tổ tiên Adong và Eva ăn trái cấm trong Vườn Địa Đàng. | ||
Tội này truyền lại cho tất cả các con cháu muôn đời. | ||
Việc mừng trọng thể Lễ Đức Trinh Nữ Maria Vô Nhiễm Nguyên Tội vào Mùa Vọng có ý nghĩa đặc biệt, như mừng cuộc chuẩn bị căn bản cho Đấng Cứu Thế xuất hiện. | ||
Lễ Giáng Sinh | 25/12 | Đại Lễ kỷ niệm ngày Chúa Giêsu giáng thế. Ngày lễ được mừng từ tối ngày 24 tháng 12 |
Lễ chính thức ngày 25 tháng 12 gọi là “lễ chính ngày”, còn lễ đêm 24 tháng 12 gọi là “lễ vọng”.Trước Lễ Giáng Sinh là 4 tuần Mùa Vọng. | ||
Sau Lễ này là Mùa Giáng sinh. | ||
Lễ Thánh Gia Thất (30/12) | Ngày Chúa nhật cuối cùng của tháng 12 | Thánh Gia Thất chỉ về một gia đình gồm 3 thành viên: Cha Giuse, Mẹ Maria và con là Chúa Giêsu |
Ngày lễ giúp chúng ta suy niệm và noi theo các nhân đức của gia đình Thánh Gia. |
Xem thêm: Tìm Hiểu Lịch Công Giáo Tháng 10 – Tháng Mân Côi Cụ Thể Nhất
Một số ngày Lễ Buộc của Thiên Chúa giáo
Có một vài ngày trong số các ngày lễ Công giáo nói trên thường được Giáo luật công nhận là những ngày Lễ Buộc quan trọng. Điều đặc biệt nhất trong số này là Thánh Lễ Chúa Nhật, được các Kitô hữu trên toàn thế giới cử hành vào Chủ Nhật trong tuần. Các ngày Lễ Buộc trong Lễ Trọng bao gồm:
Lễ Thiên Chúa giáng sinh – Noel | Lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm |
Lễ Hiển Linh | Lễ Đức Mẹ hồn và xác lên trời |
Lễ Chúa thăng thiên | Lễ Thánh Cả Giuse |
lễ Mình và Máu Thánh Chúa | Lễ Thánh Phêrô và Phaolô |
Lễ Mẹ Thiên Chúa | Lễ các Thánh |
Tuy nhiên, với sự chấp thuận trước của Tòa Thánh, ở mỗi nơi khác nhau thì Hội đồng Giám mục Công giáo địa phương có thể chọn dời tới một ngày Chúa Nhật hoặc bãi bỏ các Lễ Buộc.
Giáo hội Công giáo chia năm thành từng tháng, từng mùa ngoài những ngày lễ kể trên nhằm mục đích sinh hoạt tôn giáo và sinh hoạt cho tín đồ như:
- Tháng 3: Tháng Kính Thánh Cả Giuse.
- Tháng 5: Tháng dâng hoa kính Đức Mẹ Maria.
- Tháng 6: Tháng kính trái tim của chúa Giêsu.
- Tháng 10: Tháng Mân Côi Đức Mẹ.
- Tháng 11: Tháng Cầu nguyện cho các linh hồn.
- Mùa Giáng Sinh từ sinh nhật Chúa Giêsu đến Chủ Nhật sau 6/11.
- Mùa Vọng từ 30/11 đến Lễ Giáng Sinh.
Lời Kết
Nội dung bài viết trên là danh sách tất cả các ngày lễ trọng trong năm của người Công giáo mà tamlinh360 đã tổng hợp chi tiết nhất. Chúng tôi chân thành hy vọng rằng những chia sẻ đó đã mang đến cho bạn nhiều kiến thức phù hợp với nhu cầu tìm hiếm của bạn. Hãy truy cập trang chủ của chúng tôi nhiều hơn để có thêm các thông tin thú vị, hấp dẫn nhé.