Gợi ý mâm cúng Tất niên đầy đủ và chính xác nhất năm 2023
Mâm cúng Tất niên là một nét văn hóa truyền thống của người Việt vào dịp cuối năm. Ở miền Trung – Nam – Bắc, mâm cúng thường gồm những món đơn giản như xôi chè và các loại hoa quả. Nếu gia đình làm đồ chay cúng Tất niên, thực đơn có thể được bổ sung thêm một số món ăn chay. Cùng đọc bài viết dưới đây của https://tamlinh360.com/ để biết mâm cúng này gồm những gì là đầy đủ nhất nhé!
Mâm cúng tất niên gồm những gì?
Mâm cúng Tất niên bao gồm những lễ vật nào? Có giống với mâm cúng thôi nôi bé trai/ bé gái, cúng ông Táo đơn giản, sửa nhà, sao mùng 8, rằm tháng Giêng, rằm tháng 7,… hay không? Hãy đọc nội dung tiếp theo của chúng tôi để biết rõ điều này nhé!
Mâm cúng tất niên ngoài trời ở miền Bắc
Mâm cúng tất niên ở miền Bắc thường gồm 4 bát, 4 đĩa. Bàn lớn có 6 bát, 6 đĩa hoặc 8 bát, 8 đĩa, có những mâm phải xếp hai, ba tầng. Cụ thể, mâm cúng tất niên truyền thống của người miền Bắc thường bao gồm các món sau:
- Thịt gà
- Thịt lợn
- Giò, chả quế
- Đĩa xôi gấc
- Bánh chưng
- Hành muối
- Nem rán
- Móng giò hầm măng
- Miến nấu lòng gà
- Bát mọc nấm thả
- Các gia đình cũng có thể thêm một số món tùy theo khẩu vị như thịt đông, nộm, gà tần…
Mâm cúng tất niên miền Trung
Mâm cúng tất niên của người Trung khá đơn giản, không cần 4 bát 4 đĩa như người Bắc nhưng không thể thiếu những món ăn đặc trưng sau:
- Thịt gà
- Thịt lợn
- Giò lụa
- Bánh chưng/bánh tét
- Đĩa dưa muối
- Măng khô
- Miến xào
- Chả ram
Ở miền Nam
Mâm cúng Tất niên ở miền Nam sẽ bao gồm những lễ vật dưới đây:
- Bánh tét
- Đĩa củ cải
- Canh măng nấu (dùng măng tươi)
- Canh khổ qua nhồi thịt
- Thịt kho tàu
- Gỏi tôm thịt
- Thịt lợn luộc
- Dưa giá
- Nem, chả giò
- Củ kiệu
Mâm cúng tất niên công ty
Tùy thuộc vào quy mô và văn hóa của công ty, mâm cúng Tất niên sẽ có một chút khác biệt. Nhưng nhìn chung, một bàn cúng cuối năm hoàn chỉnh cho doanh nghiệp sẽ bao gồm:
- Một con gà luộc hoặc một con heo sữa quay
- Bình hoa tươi
- Một bát gạo, một bát muối
- Một ấm trà
- Rượu
- Xôi
- Thuốc lá
- Một mâm ngũ quả
- Nhang, đèn, nến, vàng mã cúng tất niên
- Cau trầu, giấy tiền cúng tất niên
hoặc:
- Canh khổ qua
- Chả giò
- Thịt kho trứng
- Gỏi tôm thịt
- Bánh chưng
- Giò lụa
- Gà bóp rau răm,
- Thịt heo luộc
- Giá chua.…
Cúng Tất niên vào thời gian nào?
Mỗi gia đình sẽ có một thời điểm cúng tất niên khác nhau. Thông thường, mọi người chuẩn bị cho lễ cúng tất niên vào ngày cuối cùng của năm theo âm lịch (tức là ngày 30 tháng Chạp âm lịch, năm thiếu sẽ là ngày 29 tháng Chạp Âm lịch). Trong năm 2023 này, lễ cúng tất niên có thể diễn ra vào ngày 30 tháng Chạp Âm lịch, tức thứ Bảy, ngày 21 tháng 1 Dương lịch.
Song, một số gia đình tổ chức lễ tất niên sớm hơn, có thể là ngày 25, 26, 27 hoặc 28 tháng Chạp. Nhìn chung, thời điểm tốt nhất để cúng Tất niên luôn là 2 ngày cuối cùng của năm cũ.
Không cần quá câu nệ về thời gian cúng bái. Thông thường, các gia đình cúng vào chiều 30 Tết, sau đó hạ lễ xuống để cả nhà ăn bữa cơm chiều cuối cùng của năm. Cũng có gia đình cúng vào buổi trưa hoặc buổi tối muộn, tùy theo điều kiện và hoàn cảnh riêng.
Ý nghĩa mâm cơm cúng Tất niên
Mâm cơm tất niên được chuẩn bị thịnh soạn hơn ngày thường, là một trong những bữa cơm quan trọng nhất trong năm. Là lúc chúng ta cùng nhau tổng kết, nhìn lại một năm đã qua, những điều làm được, những điều chưa làm được, khép lại những muộn phiền và đón chào một năm mới nhiều may mắn, bình an.
Bữa cơm Tất niên cũng là thời điểm để gia đình sum họp, quây quần. Sau một năm học tập và làm việc vất vả nơi đất khách quê người, đây là lúc mọi người được trở về bên gia đình, cùng ăn bữa cơm đậm đà hương vị Tết. Đây cũng là dịp để con cháu mời cơm ông bà, tổ tiên.
Một số hình ảnh mâm cúng Tất niên
Bạn có thể ngắm nhiều mâm cũng Tất niên qua những bức ảnh mà chúng tôi chia sẻ dưới đây. Cụ thể như là:
Trên đây là bài viết đầy đủ về mâm cúng Tất niên, theo chuẩn phong tục truyền thống mà Tâm Linh 360 muốn chia sẻ đến bạn. Hy vọng rằng thông tin này sẽ giúp bạn chuẩn bị lễ cúng Tất niên một cách tươm tất, chỉnh chu để đón năm mới với nhiều điều may mắn, tốt lành.