Lễ Chúa Thăng Thiên là lễ gì và kỷ niệm vào ngày nào năm 2023

By Ngọc Khánh Updated on

Lễ Chúa Thăng Thiên là một trong những lễ kỷ niệm tôn giáo quan trọng nhất đối với người Công giáo. Lễ Chúa Giêsu Lên Trời vào ngày nào trong năm 2023? Nguồn gốc và ý nghĩa của Lễ Thăng Thiên là gì? Để tìm hiểu được câu trả lời chính xác thì hãy đọc bài viết giới thiệu hôm nay của tamlinh360.com nhé!

le chua thang thien la gi

Lễ Chúa Thăng Thiên là lễ gì?

Đối với các Kitô hữu thì Lễ Chúa Thăng Thiên, đôi khi được gọi là Lễ Chúa Giêsu Lên Trời, là một ngày lễ vô cùng đặc biệt và quan trọng. Thông thường, lễ này sẽ được tổ chức sau 40 ngày của Lễ Phục Sinh.

Mặc dù nó thường rơi vào Thứ Năm, nhưng Lễ Chúa Giêsu Lên Trời đã số được mừng kính trọng thể chính thức vào Chúa nhật của tuần đó trong lịch Công giáo.

Lễ Chúa Lên Trời 2023 vào ngày nào?

Chủ nhật ngày 18/05/2023 (tức ngày 29/3/2022 Âm lịch) là ngày Lễ Đức Chúa Giêsu Lên Trời.

Ngoài ra bạn cũng có thể tìm hiểu thêm các ngày lễ khác diễn ra vào ngày nào ở trang chủ của chúng tôi như Lễ Giáng Sinh, Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống, Lễ Tạ Ơn hay Lễ Lá,…

Nguồn gốc lịch sử của Lễ Chúa Giêsu Lên Trời

Kinh thánh viết rằng sau khi Chúa Giê-su sống lại từ cõi chết, Ngài “tỏ mình đang sống” với các môn đồ và những người phụ nữ ở gần ngôi mộ. Sau khi phục sinh, Chúa Giêsu đã dạy cho các môn đồ theo Ngài về vương quốc của Đức Chúa Trời.

Chúa Giêsu đã đi đến núi Olives gần Jerusalem cùng với các môn đồ sau khi Ngài sống lại 40 ngày. Chúa Giêsu kêu gọi những người theo Ngài ở lại Jerusalem cho đến khi Đức Thánh Linh tới và bảo đảm rằng họ sẽ sớm lãnh nhận được Đức Thánh Linh. 

Sau khi ban phép lành cho họ, Ngài thăng về trời ( trở lại Thiên Đàng). Công Vụ 1:9–11 và Lu-ca 24:50–51 đều tường thuật rõ ràng về sự thăng thiên của Ngài.

Theo Kinh thánh, sự thăng thiên của Chúa Giêsu bằng thân xác theo đúng nghĩa đen trở lại thiên đàng. Hai thiên thần đến và thông báo rằng Đấng Christ sẽ trở lại “nhìn như cách mà các người thấy Ngài lên trời vậy” khi các môn đệ nhìn đám mây theo Ngài khuất dần.

Tìm hiểu thêm: Lễ Lòng Thương Xót Chúa Là Gì & Ngày Cử Hành Thánh Lễ Mới Nhất

Ý nghĩa Lễ Chúa Thăng Thiên

Sự thăng thiên của Chúa Giêsu có những ý nghĩa sau:

  • Nhiệm vụ của Ngài trên tần đã kết thúc với sự thăng thiên ấy. Tại Bethlehem, Chúa Cha đã ưu ái gửi Con của Người vào thế gian và hiện giờ người con trai ấy đang về với Chúa Cha.
  • Đánh dấu sự vinh hiển rực rỡ của Ngài khi trở về thiên đàng.
nguon goc cua le chua thang thien
  • Thể hiện sự ám chỉ về sự khởi đầu mới của Ngài.

Những người theo đạo Cơ đốc tưởng niệm Chúa Giêsu vào ngày Lễ Chúa Giêsu Thăng thiên. Ngài rời xa các tông đồ, nhưng chỉ theo nghĩa hữu hình. Ngài không ngừng chuẩn bị để tiếp bước với Giáo hội, tiếp tục hiện diện một cách vô hình để hành động ở Giáo hội. Hơn nữa, người Kitô hữu ý thức sâu sắc rằng sự “chia ly” này chỉ là nhất thời vì Chúa Giêsu sẽ trở lại.

Xem thêm: Lịch Sử Và Ý Nghĩa Của Lễ Chúa Ba Ngôi Chi Tiết Nhất Năm 2023

Bài đọc lễ Chúa Thăng Thiên 2023

Lễ Trọng

Bài đọc 1: Cv 1,1-11

Đức Giê-su được cất lên ngay trước mắt các ông.

Khởi đầu sách Công vụ Tông Đồ.

1 Thưa ngài Thê-ô-phi-lô, trong quyển thứ nhất, tôi đã tường thuật tất cả những việc Đức Giê-su làm và những điều Người dạy, kể từ đầu 2 cho tới ngày Người được rước lên trời. Trước ngày ấy, Người đã dạy bảo các Tông Đồ mà Người đã tuyển chọn nhờ Thánh Thần. 

3 Người lại còn dùng nhiều cách để chứng tỏ cho các ông thấy là Người vẫn sống sau khi đã chịu khổ hình : trong bốn mươi ngày, Người đã hiện ra nói chuyện với các ông về Nước Thiên Chúa. 4 Một hôm, đang khi dùng bữa với các Tông Đồ, Đức Giêsu truyền cho các ông không được rời khỏi Giê-ru-sa-lem, nhưng phải ở lại mà chờ đợi điều Chúa Cha đã hứa, “điều mà anh em đã nghe Thầy nói tới, 5 đó là : ông Gio-an thì làm phép rửa bằng nước, còn anh em thì trong ít ngày nữa sẽ chịu phép rửa trong Thánh Thần.”

6 Bấy giờ những người đang tụ họp ở đó hỏi Người rằng : “Thưa Thầy, có phải bây giờ là lúc Thầy khôi phục vương quốc Ít-ra-en không ?” 7 Người đáp : “Anh em không cần biết thời giờ và kỳ hạn Chúa Cha đã toàn quyền sắp đặt, 8 nhưng anh em sẽ nhận được sức mạnh của Thánh Thần khi Người ngự xuống trên anh em. Bấy giờ anh em sẽ là chứng nhân của Thầy tại Giê-ru-sa-lem, trong khắp các miền Giu-đê, Sa-ma-ri và cho đến tận cùng trái đất.”

9 Nói xong, Người được cất lên ngay trước mắt các ông, và có đám mây quyện lấy Người, khiến các ông không còn thấy Người nữa. 10 Và đang lúc các ông còn đăm đăm nhìn lên trời phía Người đi, thì bỗng có hai người đàn ông mặc áo trắng đứng bên cạnh 11 và nói : “Hỡi những người Ga-li-lê, sao còn đứng nhìn trời ? Đức Giê-su, Đấng vừa lìa bỏ các ông và được rước lên trời, cũng sẽ ngự đến y như các ông đã thấy Người lên trời.”

Đáp ca: Tv 46,2-3.6-7.8-9 (Đ. c.6) 

Đ.Thiên Chúa ngự lên, rộn rã tiếng hò reo,
Chúa ngự lên, vang dội tiếng tù và.

2 Vỗ tay đi nào, muôn dân hỡi !
Mừng Thiên Chúa, hãy cất tiếng hò reo !

3 Vì Đức Chúa là Đấng Tối Cao, Đấng khả uý,
là Vua Cả thống trị khắp địa cầu.
Đ.Thiên Chúa ngự lên, rộn rã tiếng hò reo,
Chúa ngự lên, vang dội tiếng tù và.

6 Thiên Chúa ngự lên, rộn rã tiếng hò reo,
Chúa ngự lên, vang dội tiếng tù và.

7 Hãy đàn ca, đàn ca lên mừng Thiên Chúa,
đàn ca lên nào, đàn ca nữa kính Vua ta !
Đ.Thiên Chúa ngự lên, rộn rã tiếng hò reo,
Chúa ngự lên, vang dội tiếng tù và.

8 Thiên Chúa là Vua toàn cõi địa cầu,
hãy dâng Người khúc đàn ca tuyệt mỹ.

9 Thiên Chúa là Vua thống trị chư dân,
Thiên Chúa ngự trên toà uy linh cao cả.
Đ.Thiên Chúa ngự lên, rộn rã tiếng hò reo,
Chúa ngự lên, vang dội tiếng tù và.

Bài đọc 2: Ep 1,17-23

Thiên Chúa đã đặt Đức Kitô ngự bên hữu Người trên trời.

Bài trích thư của thánh Phaolô tông đồ gửi tín hữu Ê-phê-xô.

17 Thưa anh em, tôi cầu xin Chúa Cha vinh hiển là Thiên Chúa của Đức Giêsu Kitô, Chúa của chúng ta, ban cho anh em thần khí khôn ngoan để mặc khải cho anh em nhận biết Người.

18 Xin Người soi lòng mở trí cho anh em thấy rõ, đâu là niềm hy vọng anh em đã nhận được, nhờ ơn Người kêu gọi, đâu là gia nghiệp vinh quang phong phú anh em được chia sẻ cùng dân thánh,

19 đâu là quyền lực vô cùng lớn lao Người đã thi thố cho chúng ta là những tín hữu. Đó chính là sức mạnh toàn năng đầy hiệu lực,

20 mà Người đã biểu dương nơi Đức Kitô, khi làm cho Đức Kitô trỗi dậy từ cõi chết, và đặt ngự bên hữu Người trên trời.

21 Như vậy, Người đã tôn Đức Kitô lên trên mọi quyền lực thần thiêng, trên mọi tước vị có thể có được, không những trong thế giới hiện tại, mà cả trong thế giới tương lai.

22 Thiên Chúa đã đặt tất cả dưới chân Đức Kitô và đặt Người làm đầu toàn thể Hội Thánh ;

23 mà Hội Thánh là thân thể Đức Kitô, là sự viên mãn của Người, Đấng làm cho tất cả được viên mãn.

Tung hô Tin Mừng: x. Mt 28,19a.20b

Ha-lê-lui-a. Ha-lê-lui-a. Chúa nói : “Anh em hãy đi giảng dạy cho muôn dân. Này đây, Thầy ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế.” Ha-lê-lui-a.

TIN MỪNG NGÀY HÔM NAY

✠Kết thúc Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo thánh Matthêu (Mt 28,16-20).

16 Khi ấy, mười một môn đệ đi tới miền Ga-li-lê, đến ngọn núi Đức Giê-su đã truyền cho các ông đến.

17 Khi thấy Người, các ông bái lạy, nhưng có mấy ông lại hoài nghi.

18 Đức Giê-su đến gần, nói với các ông : “Thầy đã được trao toàn quyền trên trời dưới đất.

19 Vậy anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ, làm phép rửa cho họ nhân danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần,

20 dạy bảo họ tuân giữ mọi điều Thầy đã truyền cho anh em. Và đây, Thầy ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế.”

Sau khi đọc bài viết này, hy vọng bạn đã biết ngày Lễ Chúa Thăng Thiên vào ngày nào cũng như nguồn gốc và ý nghĩa của Lễ Chúa Giêsu Lên Trời. Cảm ơn sự đón nhận và ủng hộ của các bạn về những nội dung trên trang chủ tamlinh360. Hãy thường xuyên theo dõi chúng tôi để cập nhật nhiều thông tin hữu ích và thú vị nhé.

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *