Bài Cúng, Văn Khấn Lễ Vu Lan Mới Và Chi Tiết Nhất Năm 2023

By Thầy Tú Bình Chánh Updated on

Văn khấn lễ Vu Lan báo hiếu như thế nào? Đâu là cách sắm lễ vật cho mâm cúng rằm tháng 7 âm lịch? Lễ Vu Lan là lễ hội hàng năm, tưởng nhớ công ơn cha mẹ, tổ tiên nói chung, nhắc nhở mọi người phải biết trân trọng công ơn dưỡng dục của cha mẹ. Hãy quan tâm đến bài viết hôm nay của chúng tôi – Tamlinh360 để thu thập thêm nhiều thông tin hữu ích nhé!

van khan le vu lan

Lễ Vu Lan là ngày nào?

Vu Lan báo hiếu là một trong những ngày lễ lớn của người Phật tử, là ngày tưởng nhớ, tri ân và báo hiếu đối với ông bà cha mẹ, ông bà tổ tiên. 

Trải qua hàng ngàn năm, với ý nghĩa nhân văn của mình, lễ Vu Lan đã lan rộng, không chỉ là ngày lễ của những người theo đạo Phật, mà còn là lễ báo hiếu của mọi người Việt Nam.

Theo truyền thống, lễ Vu Lan diễn ra hàng năm vào ngày rằm tháng 7 âm lịch. Lễ Vu Lan báo hiếu năm 2023 sẽ rơi vào thứ Tư, ngày 30 tháng 8 năm 2023 (Dương lịch –  (15 tháng 7 âm lịch)). Đó sẽ là cơ hội tốt để con cháu phụng dưỡng ông bà cha mẹ.

le vu lan la ngay nao

Cách sắm mâm cúng rằm tháng 7 – ngày lễ Vu Lan

Việc cúng Vu lan tại gia thường được các gia đình thực hiện từ mùng 10 đến trước rằm tháng 7 âm lịch.

Lễ cúng thần thường cúng một con gà trống nguyên con, xôi (hoặc bánh chưng bỏ lá nhưng không chặt), một ché rượu, trà, trái cây và một lọ hoa tươi.

Lễ cúng gia tiên nên có mâm cơm cúng, có thể là món mặn hoặc món chay tùy theo hoàn cảnh, gia cảnh của người sống.

Ngoài ra, trên bàn thờ tổ tiên phải có tiền vàng và các vật phẩm dành cho người âm phủ làm bằng giấy dó tượng trưng từ các vật phẩm truyền thống (giống thật) như: quần áo, giày, váy, cung tên, điện, ngựa, châu báu… để người âm phủ có cuộc sống sung túc như người dương gian.

cach sam mam cung ram thang 7

Bạn có thể đọc thêm nhiều bài viết khác về những bài cúng, văn khấn như là: Bài văn khấn cúng các Bác, cúng nhà mới thuê để kinh doanh, bài cúng về nhà mới thuê,…

Văn khấn lễ Vũ Lan đơn giản

Văn khấn lễ Vu Lan cúng thần linh

Mâm cúng khác nhau, do đó văn khấn cũng sẽ khác nhau. Chúng ta cùng nhau tìm hiểu về bài khấn của ngày Vu Lan ngay sau đây nhé:

“Nam mô A Di Đà Phật (3 lần)

Con lạy chín phương trời, mười phương chư phật, chư phật mười phương.

Con kính lạy Đức Địa Tạng Vương Bồ Tát, Đức Mục Kiền Liên Tôn Giả.

Hôm nay là ngày rằm tháng Bảy…….

Tín chủ chúng con là…..

Ngụ tại…….

Thành tâm sửa biện hương hoa, lễ vật và các thứ cúng dâng, bày lên trước án.

Chúng con thành tâm kính mới ngài Đức Địa Tạng Vương Bồ Tát, Đức Mục Kiền Liên Tôn Giả.

Chúng con thành tâm kính mời ngài Kim Niên Đương cai Thái Tuế chí đức Tôn thần, ngài Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại Vương, ngài Bản xứ thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân và tất cả các vị thần linh cai quản trong khu vực này.

Cúi xin các ngài giáng lâm án tọa, xét soi chứng giám.

Nay gặp tiết Vu Lan, ngày vong nhân được xá tội. Chúng con đội ơn Tam Bảo, Phật trời phù hộ, thần linh các đấng che chở, công đức lớn lao nay không biết lấy gì đền báo.

Do vậy kính dâng lễ bạc, giải tỏ lòng thành, nguyện mong nạp thụ. Phù hộ độ trì cho chúng con và cả gia đình luôn mạnh khỏe, già trẻ bình an, một lòng hướng về chính đạo, lộc tài vượng tiến, gia đạo hưng long.

Dãi tấm lòng thành, cúi xin chứng giám!

Nam mô A Di Đà Phật (3 lần).

Văn khấn tổ tiên Rằm tháng Bảy

Nam mô A Di Đà Phật

Nam mô A Di Đà Phật

Nam mô A Di Đà Phật.”

Văn khấn cúng gia tiên

“Con lạy chín phương trời, mười phương chư phật, chư phật mười phương.

Con kính lạy tổ tiên nội ngoại và chư vị Hương linh.

Tín chủ chúng con là….

Ngụ tại….

Hôm nay là ngày Rằm tháng Bảy năm…. Nhân gặp tiết Vu Lan vào dịp Trung Nguyên, chúng con nhớ đến tổ tiên ông bà cha mẹ đã sinh thành ra chúng con gây dựng cơ nghiệp, xây đắp nền nhân, khiến nay chúng con được hưởng âm đức.

Chúng con cảm nghĩ ơn đức cù lao khôn báo, cảm công trời biển khó đền nên tín chủ con sửa sang lễ vật, hương hoa, trà quả, kim ngân vàng bạc, thắp nén tâm hương, thành kính lên các cụ Cao Tằng Tổ Khảo, Cao tằng Tổ Tỷ, Bá Thúc Đệ Huynh, Cô Di, Tỷ Muội và tất cả các hương hồn trong nội tộc, ngoại tộc của họ….

Cúi xin các vị thương xót cháu con, linh thiêng hiện về, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, phù hộ cho con cháu khỏe mạnh bình an, lộc tài vượng tiến, vạn sự tốt lành, gia đạo hưng long, hướng về chính giáo.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô A Di Đà Phật

Nam mô A Di Đà Phật

Nam mô A Di Đà Phật”

Ngày lễ Vu Lan nên và không nên làm gì?

ngay le vu lan nen va khong nen lam gi

Những việc nên làm trong ngày lễ Vu Lan:

  • Đi chùa cầu bình an cho cha mẹ và người thân
  • Viếng mộ tổ tiên
  • Mâm cỗ cúng Tổ Tiên
  • Mua quà, hỏi thăm ông bà, cha mẹ

Ngoài ra, trong ngày lễ Vu Lan, bạn không được:

  • Không nên khai trương doanh nghiệp
  • Tránh kết hôn
  • Tránh sát sinh

Hy vọng rằng, bài viết này của Tamlinh360.com đã cung cấp thêm cho bạn đọc những thông tin về văn khấn lễ Vu Lan. Phận làm con thì chữ ân và chữ hiếu phải có, không chỉ ngày một ngày hai mà mãi mãi về sau. Hy vọng bạn và gia đình của bạn có một ngày tuyệt vời với nhau!

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *