Người Chết Có Nhớ Người Sống Không? Người Mới Chết Có Về Nhà Không?

By Thầy Tú Bình Chánh Updated on

Người chết có nhớ người sống không? Dù lý giải theo khía cạnh khoa học hay tâm linh, câu trả lời vẫn khiến nhiều người tò mò. Biết rằng cõi trần chỉ là tạm bợ, chết đi rồi sẽ siêu thoát và tái kiếp. Nhưng khi suy nghĩ về người thân đã mất, chúng ta vẫn luôn tự hỏi liệu họ có nhớ mình không? Hy vọng bài viết dưới đây của https://tamlinh360.com/ sẽ giúp ích cho bạn. 

nguoi chet co nho nguoi song khong

Cuộc Sống Của Người Âm Như Thế Nào?

Bạn đã bao giờ tò mò rằng linh hồn có cảm nhận được sự đau đớn không? Đời sống của người cõi âm như thế nào chưa? Có rất nhiều điều thú vị về cuộc sống của người đã mất ở thế giới bên kia, thậm chí là khoa học cũng không thể nào lý giải được những hiện tượng kỳ lạ này. 

Một số người sẽ sở hữu khả năng đặc biệt. Họ có thể kết nối với người cõi âm, nói chuyện và thậm chí làm lễ để gọi linh hồn người chết trở về. Sau đây là một số vấn đề mà chúng ta vẫn thường thắc mắc về cuộc sống của người cõi âm. 

Cái Chết Có Đau Đớn Không? 

Đối với những người chết do bệnh tật thì vào thời khắc linh hồn lìa khỏi thân xác, họ sẽ không cảm nhận được sự đau đớn nào. Thay vào đó là sự thanh thản, nhẹ nhõm và giải thoát. 

Vì chẳng còn bệnh tật dày vò, duy chỉ tâm trạng đau khổ vì luyến tiếc trần gian. Đây cũng có thể lý giải cho hiện tượng người chết vì quá vương vấn cõi dương nên thường về thăm người nhà, báo mộng….

Người Mới Chết Có Về Nhà Không? 

Linh hồn người mới mất nếu phải đi đầu thai hoặc xuống thẳng địa ngục thì sẽ không được trở về nhà nữa. Nhưng nếu còn ở thân trung ấm thì sẽ lưu luyến người thân, gia đình mà sẽ quay trở về báo mộng với người thân. 

Riêng đối với những người chết ngoài đường, linh hồn vất vưởng sẽ không thể về nhà. Vì vậy cần làm lễ gọi hồn để dẫn lối họ trở về. Cũng có một số trường hợp chấp niệm với cõi người quá lớn, quá quyến luyến trần gian, qua 49 ngày nhưng vẫn không chịu đi đầu thai. 

Lúc đó linh hồn họ sẽ đi theo người thân, thường xuyên báo mộng. Họ vẫn chưa chịu chấp nhận rằng mình đã chết thì vẫn cứ lang thang ở nghĩa trang, nếu chết ở ngoài đường sẽ quanh quẩn ở nơi họ mất. 

Người Cõi Âm Sống Như Thế Nào? 

Người cõi âm chỉ có thể ngửi thức ăn chứ không thể nào ăn được như chúng ta. Họ cũng chẳng cần phải ngủ đủ 7-8 tiếng một ngày. Họ đi rất nhanh, như cưỡi gió lướt mây chứ không được chậm rãi từng bước. Dưới thế giới âm phủ cũng có sự phân chia ngày và đêm, 4 mùa xuân hạ thu đông. 

Hình Phạt Sau Khi Chết?

Dù thế giới nào cũng sẽ tồn tại quy củ. Tương tự như luật pháp trần gian, dưới âm phủ cũng sẽ có quy định và xử lý tội lỗi bằng những hình phạt cụ thể. Mọi việc con người làm khi còn sống đều sẽ được ghi chép chi tiết. Tùy vào từng tội mà sẽ có kết luận xử nặng hay nhẹ.

Tuy nhiên hình phạt dưới âm gian đáng sợ hơn nhiều so với cõi trần, không chỉ xử 1 lần là xong. Chẳng hạn như việc một người giết 10 người thì pháp luật cũng sẽ chỉ xử tử 1 lần duy nhất. Nhưng ở âm phủ sẽ bị xử tử 10 lần. Bên cạnh đó khi hóa kiếp cũng sẽ bị người khác giết. 

Thực Hư Chuyện Đầu Thai? 

thuc hu chuyen dau thai

Có sinh có tử, luân hồi chuyển kiếp không phải là chuyện gì quá khó giải thích. Sau khi một người chết đi, thực chất linh hồn vẫn tồn tại. Đây được cho là phi vật thể, không thể nào dùng bất cứ phương pháp thực nghiệm nào về thế giới vật chất chúng ta đang sống để lý giải được. 

Chúng ta chỉ có thể dùng tinh thần để lĩnh hội điều này. Do đó các dạng thức tu hành trong tôn giáo chính là cách để con người tinh luyện tinh thần. Vì chỉ khi tu luyện mới có thể chứng thực được sự sinh tử luân hồi của con người. 

Người Chết Có Nhớ Người Sống Không Vì Sao? 

Chết chưa hẳn là chấm dứt. Sau khi chết đi thực chất con người vẫn còn linh hồn và thần thức. Vậy những linh hồn đó có nhớ người sống không? Tại sao? Chắc chắn là vẫn còn nhớ. Bạn đã nghe truyền thuyết về món canh Mạnh Bà chưa?

Theo quan niệm Á Đông, những người sống sót đã phải trải qua một hành trình khổ ải. Từ đó quyết định họ có thể tiếp tục chuyển kiếp hay không. Có thể hóa thành kiếp người trầm luân, hoặc lên thẳng thiên đàng, hoặc cũng có thể bị đày xuống địa ngục chịu nhiều hình phạt. Ai cũng sẽ đi chung một con đường sau khi chết. 

Đầu tiên vượt qua cánh cửa địa ngục, đi một quãng khá xa đến một dòng sông nhỏ. Tiếp theo, đi đến Cầu Nại Hà. Phái bên kia bờ có tấm bia đá ghi tiền kiếp, kiếp này và kiếp sau của mỗi người. Khi qua cầu, đứng trên bục hương vàng, nhìn lại trần gian lần cuối và chính thức nhập cõi âm. 

Bên cạnh Vọng Hương Đài có một ngôi làng tên Mạnh Bà. Có một người phụ nữ đứng đó chờ đợi để cho mỗi linh hồn một chén canh Mạnh Bà. Sau khi uống nước canh, mọi thứ sẽ bị ở kiếp này sẽ bị lãng quên. Món canh đó thực sự là nước mắt của cả cuộc đời họ đã sống. 

Ai sống trên đời cũng phải trải qua nhiều trải qua hỉ nộ ái ố của nhân sinh. Mạnh Bà thu nhặt từng giọt nước mắt đó rồi đun thành canh. Khi họ uống nó, họ quên đi tất cả những đau đớn và hận thù ở cõi trần và bắt đầu luân hồi.

Thế nhưng, không phải ai cũng muốn uống vì có những thứ họ không muốn quên. Thay vì uống canh, họ chọn cách nhảy xuống sông Vong Xuyên Hà và chờ đợi một nghìn năm. Trong thời gian đó, họ sẽ nhìn thấy những người thân yêu của mình đi qua cây cầu. Nhưng họ chỉ có thể nhìn mà không thể nói chuyện. 

Một ngàn năm đã trôi qua, nếu nỗi nhớ vẫn chưa nguôi ngoai, bạn có thể quay lại thế giới này và tìm lại người mình yêu nhất kiếp trước. Những người ở thế giới bên kia, tạm an nghỉ trước khi đầu thai. Mọi thứ lại cứ tiếp diễn, chắc chắn sẽ không có ai ở đó mãi mãi và sớm muộn gì cũng sẽ luân hồi.

Biểu Hiện Của Người Chết Không Siêu Thoát

Theo triết lý nhà Phật cái chết chỉ là kết thúc một cõi sống tạm bợ, tức là chỉ mất đi thân xác chứ phần linh hồn và thần thức vẫn còn đó. 49 ngày sau khi chết là khoảng thời gian đau đớn nhất của đời người. Vong linh người mất vì lưu luyến nên cứ mãi ở bên cạnh người thân. 

Họ có thể nhìn thấy, lắng nghe và thấu hiểu được những hành động và suy nghĩ của người thân trong gia đình. Chỉ là âm dương cách biệt, người phàm chúng ta không thể nào nhìn thấy được họ. Điều đó làm cho linh hồn người chết đau khổ, luyến tiếc khó lòng mà siêu thoát. 

Hơn nữa, trong vòng 49 ngày đó cứ 7 ngày lại cúng cho người mất 1 lần (hay còn gọi là cúng thất, cúng tuần). Mỗi dịp như thế này gia đình sẽ cúng cơm, tụng kinh siêu độ cho vong hồn. Người mất đều có thể nghe thấy và cảm nhận được hết. Chính vì vậy càng làm cho họ nhớ nhung và không muốn rời đi. 

Thậm chí những người mất do tai nạn hay tự tử còn kinh khủng hơn, họ bất lực và đau khổ nhìn người thân thương nhớ mình. Do đó trong 49 ngày, gia đình nên thường xuyên đọc kinh hồi hướng cho linh hồn của người mất, làm nhiều điều thiện và tránh sát sanh để tạo phước báu cho vong linh. Theo đó sẽ giúp họ ra đi thanh thản hơn, chấp nhận rời bỏ thế gian. 

Người Ở Lại Cần Làm Gì Để Giúp Người Đã Mất? 

nguoi o lai can lam gi de giup nguoi da mat

Theo quan niệm Phật giáo cho rằng, mọi người đều có thể đầu thai ngay sau khi chết hoặc 49 ngày sau đó. Một khi được tái sinh, họ sẽ quên hết thảy quá khứ. Tuy nhiên vẫn có một số trường hợp linh hồn người chết đột ngột hoặc oan uổng sẽ không chịu đầu thai.

Những linh hồn này vẫn cứ lang thang, quanh quẩn bên những người họ yêu thương, bay quanh những người thân yêu của họ, thỉnh thoảng báo mộng. 

Tuy nhiên, sự sống và cái chết là điều bình thường và không thể tránh khỏi. Chúng ta chỉ có thể nén lại nỗi đau đớn và học cách chấp nhận nó. Những người rời bỏ thế giới này, họ sẽ mãi vấn vương, nhớ nhung người sống nếu chưa được đầu thai chuyển kiếp. 

Vì vậy, khi có người thân qua đời, gia đình cần cầu nguyện, tạo phước để linh hồn người đã mấy được an ủi, được siêu thoát và tái sinh càng sớm càng tốt. Hãy để cho người chết được yên nghỉ, thanh thản và hóa kiếp thành một kiếp sống khác tốt đẹp hơn. 

Qua bài viết trên , Tamlinh360 mong rằng quý bạn đọc sẽ không còn quá quan trọng về vấn đề người chết có nhớ người sống không. Suy cho cùng người đi cũng đã đi, người sống vẫn phải tiếp tục sống. Chỉ mong ai sau khi đã sống một đời vất vả, chết đi rồi có thể thong thả uống một chén canh lãng quên và sớm tái kiếp. 

Bài viết liên quan