12 Con Giáp Là Gì? Giải Đáp Ý Nghĩa Chi Tiết

By Cô Bảy Ba Tri Updated on Reviewed by Tuyết Già

12 con giáp là gì được sử dụng rộng rãi trong các nước Đông Á như Việt Nam, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản,… để tượng trưng cho quỹ đạo thời gian từ đời xưa đến nay. Vậy khái niệm và ẩn chứa ý nghĩa trong đó là gì thì cùng tamlinh360.com tìm hiểu trong bài viết này nhé. 

12 con giap la gi

Tìm hiểu về sự tích 12 con giáp

Tất nhiên 12 con giáp đã không còn xa lạ gì đối với văn hóa, tâm linh hay thời gian của mỗi con người Việt Nam, nhưng chưa chắc ai cũng hiểu rõ bắt nguồn hay ý nghĩa của từng con giáp, vậy sự tích của 12 con giáp là gì?

Xem thêm: Tài Lộc – Công Việc – Tình Duyên Tử Vi Tuổi Dậu Đầy Đủ Nhất 2023

12 con giáp là gì?

Đây là một sơ đồ phân loại với sự đại diện của 12 con vật được sắp xếp theo thứ tự từ 1 – 12 theo chu kỳ lặp lại 12 năm xấp xỉ 11.85 năm so với chu kỳ của quỹ đạo Sao Mộc. Cho đến bây giờ thì sự xuất hiện của 12 con giáp chủ yếu được sử dụng rộng rãi ở các nước Đông Á như Việt Nam, Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản để tính thời gian.

Theo văn hóa Việt Nam thì 12 con giáp sẽ được những linh vật đại diện và sắp xếp theo: Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi.

Nguồn gốc ra đời của 12 con giáp là gì?

Từ các truyền thuyết, tài liệu để lại từ nhiều nguồn hay đất nước khác nhau thì từ ngày xưa khi còn chưa có lịch, con người muốn biết được thời tiết, khí hậu, thời tiết, thiên văn, thời gian thì mọi người hay dựa vào những quan sát tự nhiên cũng như kinh nghiệm được ông bà xưa truyền lại từ đời này sang đời khác. Nhưng kết quả chỉ là tương đối.

Theo truyền thuyết thì 12 con giáp từ Trung Quốc khi vào ngày sinh thần của Ngọc Hoàng, các loài vật đã tổ chức cuộc thi tài chọn ra người thắng cuộc để từ kết quả đó quyết định được vị trí đứng đầu và lần lượt sắp xếp thứ tự 12 con giáp.

Đây cũng là nguồn gốc tại sao có 12 con giáp trong một năm cũng tương ứng với 12 giờ trong ngày, 12 tháng trong 1 năm và 12 năm trong 1 vòng con giáp. Mỗi con giáp đại diện cho 1 năm luân phiên. 

Cho đến khi 12 con giáp du nhập vào Việt Nam thì các linh vật đại diện đã có những sự thay đổi nhất định phù hợp với văn hóa nhưng về cơ bản thì những điều thuộc thứ tự 12 con giáp vẫn được giữ nguyên.

12 con giáp Việt Nam khác gì với các nước?

SingaporeHàn QuốcNhật BảnTrung Quốc
Sửu là Bò
Mão là Thỏ
Con giáp thứ 4 và 8 (Mèo và Dê) thì ở Hàn là Thỏ (giống Trung Quốc) và Cừu (giống Nhật Bản)Sửu là Bò
Mão là Thỏ
Mùi là Cừu
Hợi là Lợn Rừng
Vị trí năm Mão (Mèo) có phát âm tương đồng nhưng sẽ thay bằng con Thỏ
Từ điển chữ Mão có nghĩa là Thỏ nhưng được dừng để chỉ con Mèo

Tên 12 con giáp theo thứ tự

  • Tuổi Tý – cầm tinh con Chuột
  • Tuổi Sửu – cầm tinh con Trâu
  • Tuổi Dần – cầm tinh con Hổ
  • Tuổi Mão – cầm tinh con Mèo
  • Tuổi Thìn – cầm tinh con Rồng
  • Tuổi Tỵ- cầm tinh con Rắn
  • Tuổi Ngọ – cầm tinh con Ngựa
  • Tuổi Mùi – cầm tinh con Dê
  • Tuổi Thân – cầm tinh con Khỉ
  • Tuổi Dậu – cầm tinh con Gà
  • Tuổi Tuất – cầm tinh con Chó
  • Tuổi Hợi – cầm tinh con Lợn

12 con giáp tính theo giờ Việt Nam

Dựa vào mốc thời gian thì ý nghĩa của mỗi con giáp tương ứng như sau:

Xem thêm: Khám Phá Vận Mệnh Phong Thủy Của Tử Vi Tuổi Tuất Mới Nhất 2023

Tý 23h – 1h 

Trung dạ – thời khắc lúc nửa đêm là thời điểm lộng hành của loài chuột ở mọi ngóc ngành hoạt động mạnh nhất và tìm kiếm thức ăn.

Sửu 1h – 3h

Đây là khoảng thời gian con Trâu thức dậy để hoang kê (nhai lại thức ăn) cho no bụng để chuẩn bị sẵn sàng đi cày.

Dần 3h – 5h

Thời điểm rạng sáng là lúc Hổ thể hiện sự hung tàn nhất bởi chúng sẽ rời khỏi hang để đi săn mồi lấp bụng.

Mão 5h – 7h

Đón bình minh hay tảng sáng cũng là lúc Mèo nghỉ ngơi sau một đêm miệt mài bắt Chuột theo văn hóa Việt Nam còn ở các nước khác thì Mèo được thay bằng Thỏ (Hàn Quốc, trung Quốc) thì Thỏ sẽ ra khỏi hang để đi tìm cỏ ăn.

Thìn 7h – 9h

Quần long hành vũ – Rồng quây mưa tức là lúc hiệu suất công việc của con người đạt tốt nhất nên ông cha lấy hình tượng con Rồng để tượng trưng cho thời khắc này.

Tỵ 9h- 11h

Ngung Trung – Thời gian gần trưa là lúc Rắn ẩn nấp nghỉ ngơi, chỉ ở trong hang không tấn công hay làm tổn hại đến con người hay động vật khác.

Ngọ 11h – 13h

Giữa buổi trưa thì theo cha ông ta đây là giờ linh có nhiều dương khí nhất và con Ngựa được cho là dương thế mạnh nhất nên khung giờ này thuốc giờ Ngọ.

Mùi 13h – 15h

Thời gian mặt trời hướng về phía Tây chuyển sang chiều là thời điểm thích hợp cho Dê đi tìm kiếm thức ăn mà không ảnh hưởng đến việc cỏ mọc trở lại.

Thân 15h – 17h

Thời điểm chiều tà là lúc bầy Khỉ đã ăn no sau một ngày leo trèo vất vả kiếm ăn ở nhiều tán cây trong rừng. Sau đó chúng cùng nhau réo gọi bầy đàn rất lớn để trở về hang nghỉ ngơi.

Dậu 17h – 19h

Điểm tàn trong ngày khi mặt trời lặn xuống là lúc Gà được ăn no trở về chuồng hay leo lên cây kiếm chỗ ngủ

Tuất 19h – 21h

Khi mặt trời xuống núi, con người được về nhà nghỉ ngơi sau ngày dài vất vả lao động. Đồng thời đây là lúc con Chó cũng đã ăn no và phải thức để canh nhà cho chủ.

Hợi 21h – 23h

Lúc này là khi màn đêm bao trùm tất cả nên hầu hết mọi vật đều chìm trong giấc ngủ, đây là lúc con Heo ngủ say nhất.

Ý nghĩa của thứ tự 12 con giáp theo cặp

Tý – Sửu ( Chuột – Trâu)

Chuột đại diện cho trí tuệ và sự thông minh kết hợp chặt chẽ cùng Trâu với tính chịu khó và sự cần cù tạo nên một con người vừa đa tài, có trí óc và biết lao động rất tốt.

Ý nghĩa: Nếu con người chỉ có sự thông minh, trí tuệ mà không biết lao động sẽ thành khôn vặt còn ngược lại chỉ có siêng năng, cần cù mà không có đầu óc thì cũng chật vật, làm việc khó thành.

Dần – Mão (Hổ – Mèo)

Khi Hổ là linh vật của sự dũng mãnh, sức mạnh kết hợp cùng Mèo của sự cẩn thận thì cho thấy con người có hai phẩm chất này mới có thể làm nên việc lớn.

Ý nghĩa: Nếu bạn chỉ cậy mình mạnh mà không có sự cẩn trọng sẽ bị xem là thô lỗ nhưng nếu quá sợ sệt hay cầu toàn thì lại nhút nhát, khiến mọi việc làm gì cũng khó, không đạt được đỉnh cao của sự thành công.

Thìn – Tỵ  (Rồng – Rắn)

Rồng tượng trưng cho sự mạnh mẽ và cứng rắn trong khi Rắn thể hiện sự mềm dẻo cho thấy người cương phải có người nhu để bổ trợ cho nhau.

Ý nghĩa: Nhiều lúc quá cứng rắn cũng không tốt vì dễ trở nên bảo thủ khó được lòng người khác cũng như bị ghét trong công việc còn mềm yếu quá sẽ mất đi sự kiên định, không có nhiều tiếng nói. Do đó khi kết hợp sẽ linh hoạt theo tình huống mới có thể làm nên việc lớn.

Ngọ – Mùi (Ngựa – Dê)

Ngựa đại diện cho sự quyết tâm thực hiện mục đích mong muốn, không chùn bước khi khó khăn còn Dê biểu tượng cho sự hòa thuận và đoàn kết.

Ý nghĩa: Nếu bạn suốt ngày chỉ biết nghĩ đến lợi ích bản thân mà không quan tâm người khác hay không vui vẻ, thuận hòa thì dễ dàng bị cô lập, còn ngược lại nếu cứ quan tâm mọi người nghĩ gì về mình thì dễ suy nghĩ lệch lạc hay mất tập trung. Sự kết hợp của 2 tính này để bù trừ lẫn nhau.

Thân – Dậu (Khỉ – Gà)

Khỉ thể hiện cho sự nhạy bén, nhanh nhẹn và cực kỳ tinh anh còn Gà sẽ sống có nguyên tắc, luôn ghi nhớ nhiệm vụ của mình gáy gọi mọi người thức dậy lúc tờ mờ sáng.

Ý nghĩa: Không nên sống quá cứng nhắc và nguyên tắc mà cũng cần có sự linh hoạt phù hợp đan xen tình cảm trong đó. Tuy nhiên cũng không nên quá tinh anh, nhạy bén mà không có nguyên tắc riêng hay hành động theo cảm xúc sẽ khiến mọi sự khó thành.

Tuất – Hợi (Chó – Heo)

Chó trước giờ vẫn luôn đại diện cho sự tận tâm tận lực và trung thành còn Heo tượng trưng cho sự thiện cảm và hiền hòa.

Xem thêm: Mẹo Phong Thủy May Mắn Cho Tử Vi Tuổi Hợi Chi Tiết Nhất 2023

Ý nghĩa: Mặc dù bên ngoài có biểu hiện xuề xòa, dễ dãi nhưng bên trong lại rất có nguyên tắc.
Trong văn hóa tâm linh Việt Nam thì 12 con giáp không chỉ tượng trưng cho thời gian ngày giờ mà còn đại diện cho tính cách, vận mệnh của người sinh ra trong từng thời gian tương ứng. Thế nên để mọi người hiểu rõ về những con giáp hay chính bản thân mình thì tamlinh360 đã gửi đến mọi người bài viết trên. Hãy theo dõi chúng tôi nhiều hơn nhé.

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *