Bài Cúng, Văn Khấn Bốc Bát Hương Thần Linh Chuẩn Nhất 2023

By Thầy Tú Bình Chánh Updated on

Văn khấn bốc bát hương như thế nào? Vào mỗi dịp cuối năm nhiều gia đình sẻ thay bát hương mới để mang đến nhiều vận may, điều tốt lành trong năm mới. Nếu gia chủ nào đang tìm bài văn khấn bốc bát hương chuẩn tại nhà thì bài viết dưới đây của Tamlinh360.com sẽ là một sự lựa chọn không thể bỏ lỡ.

bai van khan boc bat huong

Lý do phải dùng văn khấn bốc bát hương?

Quan trọng nhất trên bàn thờ gia tiên, thần tài,… chính là bát hương – nơi trú ngụ của thần linh và linh hồn của gia tiên. Vì vậy, vật này vô cùng linh thiêng, gia chủ nên làm lễ bốc bát hương thật cẩn thận và xin phép các bậc tâm linh cho được đổi bát hương mới.

Nếu làm tùy tiện có thể làm phật lòng người đã khuất, thần thánh, phật, mang đến những điềm xấu, tai họa, ảnh hưởng đến bản thân và gia đình.

Buổi lễ bốc bát hương cần chuẩn bị những gì?

Trước khi tìm hiểu văn khấn bốc bát hương, thần linh, tổ tiên,… Gia chủ phải chuẩn bị lễ vật cho buổi lễ một cách chu đáo nhất, vừa lòng thần linh và thiết thực trong quá trình thực hiện. xin phép được bốc một bát hương. Những thứ cần chuẩn bị là:

  • Một con gà luộc để cúng.
  • Một cái đùi heo làm sạch, luộc chín.
  • Một phần xôi trắng Nửa lít rượu trắng.
  • 5 quả trứng sống, 2 gam thịt vai tươi, khi cúng xong nên luộc ngay.
  • Chuẩn bị 3 lá trầu không và 3 quả cau.
  • 3 bát nước tinh khiết, không màu, không mùi.
  • 9 bông hồng.
  • Một bát cơm, một bát muối.
  • Một bộ móng vàng và hoa.
  • 5 chỉ vàng, lễ vật.
  • Trang phục cho thần, hài, hia, mũ, ngựa, gươm.
  • Bày mâm cơm gồm 6 bát cơm, 1 bát canh bí, nước luộc rau để riêng 1 bát để cúng. (Lưu ý rằng tỏi và hành tây không được sử dụng trong quá trình nấu ăn)
buoi le boc bat huong can chuan bi nhung gi

Bài văn khấn bốc bát hương thần linh chuẩn nhất

Sau khi chuẩn bị lễ vật đầy đủ, gia chủ có thể sử dụng bài văn khấn như sau:

Con lạy chín phương trời mười phương Phật. Con kính lạy các chư vị thần linh, hiển linh, hiển pháp, pháp thuật vô biên.
Hôm nay là ngày… tháng … năm …
Tên con là … Tín chủ của …, ngụ tại …
Con xin làm lễ bốc bát hương mới ( hoặc thay bàn thờ mới), mục đích con nguyện khấn cầu …, cầu tài đắc tài, cầu lộc đắc lộc, làm ăn phát đạt, cầu được ước thấy, vạn sự như ý.
Con xin kính lạy các vị tổ tiên nội ngoại sống khôn chết thiêng. Hôm nay con xin làm lễ bốc bát hương mới (hoặc thay bàn thờ mới), kính xin các vị gia tiên về phù hộ độ trì cho con cho cháu mạnh khoẻ, tài lộc đầy nhà, mọi việc đều diễn ra như mong muốn.
Con kính lạy các bà cô tổ, ông mãnh nội ngoại hai bên sống khôn, chết thiêng lắng nghe lời con cầu khấn như sau: … (Lời cầu nguyện, mong ước).
Sau khi thực hiện lễ cúng, vái xong, tới lúc những nén hương đầu tiên đã tàn thì tiếp tục đột một đợt nhang nữa. Kế đến là bắt đầu đốt giấy tiền, vàng bạc, đồ mã, bảng văn khấn đã chuẩn bị sẵn. Phần gạo và muối chia ra rải từng thứ trước cửa nhà. Khi đợt hương thứ hai đã tàn hẵn, gia chủ xin phép lấy lễ vật xuống, lập tức đem những trái trứng và thịt vai đi luộc chín.

Trình tự bốc bát hương như thế nào?

Các bước để chuẩn bị và thắp hương trên bàn thờ như sau:

  • Lau sạch bát hương bằng cách trộn gừng và rượu trắng, nhúng khăn sạch vào để lau và để tự khô.
  • Chuẩn bị cốt nhang.
  • Rửa tay sạch sẽ và bốc bát hương theo nguyên tắc không được dốc, đổ, nhồi, ấn tro và phải căn chuẩn bốc 7 nắm đến miệng bát. Trong khi bốc, cần nghĩ tên của mình và đưa lên bàn thờ theo thứ tự thần linh, gia tiên và bà cô ông mãnh. Nếu sợ nhầm, có thể viết giấy dán bên ngoài nhưng khi đưa lên bàn thờ thì phải bỏ giấy đó đi.
  • Đặt bát hương lên bàn thờ theo thứ tự: bát hương thần linh đặt ở giữa, bát hương gia tiên bên tay phải, bát hương bà cô ông mãnh ở phía tay trái.
  • Bày biện hoa quả tươi, lễ vật lên bàn thờ và mở rộng cửa ra vào trước khi thắp hương. Thắp 3 nén nhang lần đầu tiên và 1 nén nhang cho những lần sau. Nếu có chân nhang cũ, cắm 3 chân nhang vào mỗi bát.
trinh tu boc bat huong

Văn khấn bốc bát hương thần tài

Nam Mô A Di Đà Phật! (3 lần)
Con lạy Chín phương Trời, Mười phương chư Phật, chư Phật Mười phương.
Con kính lạy Ngài đương niên Thái Tuế Chí Đức Tôn Thần
Con kính lạy Ngài Thành Hoàng Bản Thổ, bản xứ thổ địa sở tại
Con kính lạy Ngũ Phương Ngũ Thổ Long Thần
Con kính lạy ngài Tiền Hậu địa chủ Tài Thần
Con lạy hai ông thần Lộc, thần Tài, thần Phá
Hôm nay là ngày ……………… tháng ……………..năm………… (âm lich)
Tên con là:…………………………………………………………..Sinh năm:
Cùng các các thành viên gia đình (công ty, của hàng): (Họ tên …………. Năm sinh…….)
Chúng con cư ngụ tại: ………………………………………………………………………………….
Hôm nay nhân ngày lành tháng tốt chúng con thành tâm sắm lễ, quả cau lá trầu, hương hoa trà quả, đốt nén hương thơm, dâng lên trước án để làm lễ Tôn cấp lập thờ, An vị bát hương, ban thờ Thần Tài thổ địa tại: ………………………………………………………………….
Nam Mô A Di Đà Phật! (3 lần)

Văn khấn bốc bát hương gia tiên

Nam Mô A Di Đà Phật! (3 lần)
Con lạy chín phương trời mười phương Phật. Con kính lạy các chư vị thần linh, hiển linh, hiển pháp, pháp thuật vô biên.
Hôm nay là ngày ….. tháng…… Năm …… âm lịch.
Tín chủ con là………….. trú tại địa chỉ……………
Con làm lễ đọc văn khấn thay bát hương cũ, mục đích con xin cầu gia đạo bình an, cầu tài đắc tài, cầu lộc đắc lộc, ăn nên làm ra, cầu được ước thấy, vạn sự như ý.
Con xin kính lạy các cụ tổ tiên nội ngoại sống khôn chết thiêng, hôm nay con làm lễ đọc bài khấn xin dời bát hương để bỏ bát hương cũ thay bát hương mới, kính xin các cụ về phù hộ độ trì cho con cho cháu mạnh khỏe, ăn nên làm ra, cầu được ước thấy.
Con kính lạy các bà cô tổ ông mãnh nội ngoại sống khôn chết thiêng chứng giám lòng thành, phù hộ độ trì cho tín chủ chúng.

Văn khấn bốc bát hương sang nhà mới

Tín chủ con:………đã chuyển bàn thờ tới nơi………từ ngày……….tháng/ năm. Kính cáo chư vị Thổ địa – Tài thần, Thượng trung hạ đẳng thần an tọa vào bát hương trên ban thờ ở đây; phù hộ độ trì cho con sức khỏe, khang ninh, bách sự toại tâm, vạn sự như ý.
Nếu như gia chủ có thời gian, trong lúc an vị bát hương Đọc Chú Đại Bi sau 3 lần (có thời gian thì có thể đọc kinh Dược Sư cầu an).

Văn khấn bốc bát hương 100 ngày

Nam Mô A Di Đà Phật! (3 lần)
Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư phật mười phương.
Hôm nay là ngày….tháng….năm….., âm lịch tức ngày…..tháng….năm……….dương lịch.
Tại (địa chỉ): ………………
Con trai trưởng (hoặc cháu đích tôn) là………vâng theo lệnh của mẫu thân (nếu là mẹ hoặc phụ mẫu nếu là cha), các chú bác, cùng anh rể, chị gái, các em trai gái dâu rể, con cháu nội ngoại kính lạy.
Nay nhân ngày lễ Chung Thất (lễ Tốt Khốc) theo nghi lễ cổ truyền, có kính cẩn sắm các thứ lễ vật gồm:…………………………..
Kính dâng lễ mọn biểu lộ lòng thành.
Trước linh vị của Hiển:………………… chân linh
Xin kính cẩn trình thưa rằng:
Núi Hỗ sao mờ, nhà Thung bóng xế. (Nếu là cha)/ Núi Dĩ sao mờ, nhà Huyên bóng xế. (nếu là mẹ
Tình nghĩa cha sinh mẹ dưỡng, biết là bao;
Công ơn biển rộng, trời cao khôn xiết kể.
Mấy lâu nay: Thở than trầm mộng mơ màng;
Tưởng nhớ âm dương vắng vẻ.
Sống thời lai lai láng láng, hớn hở chừng nào!
Thác thời kể tháng kể ngày, buồn tênh mọi lẽ!
Ngày qua tháng lại, tính đến nay Tốt Khốc tới tuần;
Lễ bạc tâm thành gọi là có nén nhang kính tế.
Xin mời: Hiển………………………………………………
Hiển…………………………………………………………
Hiển………………………………………………………………
Cùng các bị Tiên linh, Tổ Bá, Tổ Thúc, Tổ Cô và các vong linh phụ thờ theo Tiên
Tổ cùng về hâm hưởng.
Kính cáo; Liệt vị Tôn thần: Táo Quân, Thổ Công, Thánh sư, Tiên sư, Ngũ tự Gia thần cùng chứng giám và phù hộ cho toàn gia được mọi sự yên lành tốt đẹp.
Nam Mô A Di Đà Phật! (3 lần)

Lưu ý quan trọng trong thủ tục cúng bốc bát hương

Khi thay bàn thờ gia tiên cần lưu ý những điểm sau để không ảnh hưởng đến tài vận của gia đình:

  • Sau khi đặt bát hương mới lên bàn thờ, gia chủ phải lau dọn bàn thờ. Khi đặt bát hương đúng vị trí, không được tự ý di chuyển bát hương. Muốn di chuyển phải khấn vái, xin phép tổ tiên.
  • Phía sau bát hương là phần thờ cúng, nếu có ảnh của gia chủ thì gia chủ có thể đặt ở đó, lưu ý không nên bày vàng mã, các loại lễ vật ở vị trí này. Các đồ thờ cúng như hoa quả, đồ mặn, đồ chay… nên đặt bên cạnh hoặc phía trước bát hương. Lễ vật cần được bày trí cân đối, đúng vị trí trên bàn thờ.
  • Bàn thờ thần tài cũng như bàn thờ gia tiên của người Việt nên sử dụng những hoa văn trang trí mang đậm bản sắc Việt Nam, tránh sử dụng bàn thờ đúc sẵn, chạm trổ theo phong cách Trung Quốc, Đài Loan,… vì không phù hợp. đối với văn hóa Việt Nam, phản ánh thói thờ ơ, a dua vô tâm của một số gia đình.
  • Với những bát hương cũ khi không còn sử dụng, gia chủ không vứt bỏ cùng với rác thải bậy bạ, hay thả trôi sông gây ảnh hưởng đến môi trường. Cách xử lý thích hợp cho trường hợp này là đập vỡ nó thành nhiều mảnh và chôn xuống đất.
luu y trong le boc bat huong

Một số câu hỏi liên quan

Thờ mấy bát hương là đúng nhất?

Không có quy định cụ thể về số lượng bát hương cần thờ trong lễ cúng, tuy nhiên thường thì người ta thờ từ 1 đến 3 bát hương.

Thầy bốc giúp hay để gia chủ tự bốc?

Nhiều gia đình vẫn tự bốc bát hương nhưng đây là công việc tâm linh quan trọng, vì vậy chúng ta nên nhờ các nhà sư, thầy đồng, thầy pháp giúp…. Khi bốc tro vào bát hương, các Thầy đều để gia chủ tự tay làm, trừ khi nhà không có nam giới mà gia chủ muốn nhờ thầy bốc hộ, hoặc nhà có nam nhưng muốn xin phước hay mượn tay thầy.

Thông thường các thầy chỉ đến để gia trì yểm linh ứng, hô triệu các vị mà gia đình muốn thờ, cúng điểm linh khai quang an vị bát hương, nếu có cơm canh thì cúng chúc thực… Ngoài ra, nếu gia đình bạn bốc lô nhang cùng các việc khác như tôn cấp lập thờ nhà mới, an gia trấn trạch, nhập trạch…thầy có thể cúng thêm khoa thỉnh thần linh hoặc gia tiên tùy từng đàn cúng.

Xem thêm một số mẫu văn khấn hay nhất trong năm 2023 như văn khấn tết đoan ngọ, văn khấn lễ vu Lan.

Bài viết trên đây Tamlinh360.com đã chia sẻ bài “Văn khấn bốc bát hương thần linh” và “Những thứ cần chuẩn bị cho lễ bốc bát hương” đầy đủ nhất. Hy vọng những nội dung mà chúng tôi chia sẻ có thể giúp bạn có thêm một kiến thức bổ ích.

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *