Tín Ngưỡng Thờ Cúng Tổ Tiên Của Người Việt Nam

By Thầy Tú Bình Chánh Updated on

Phong tục thờ cúng tổ tiên của người Việt từ lâu đã trở thành một nét đẹp văn hóa đặc sắc. Theo quan niệm truyền thống, việc thờ cúng ông bà, tổ tiên thể hiện tấm lòng hiếu thảo và đạo lý “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc. Như một sự tưởng niệm đến những người thân đã khuất và hướng về nguồn cội. Theo dõi bài viết sau đây của tamlinh360.com để tìm hiểu về ý nghĩa và nguồn gốc của tín ngưỡng thờ cúng của người Việt Nam.

tho cung to tien cua nguoi viet

Thờ Cúng Tổ Tiên, Ông Bà Là Hình Thức Gì?

Thờ cúng ông bà, tổ tiên được xem là một hình thức tín ngưỡng, phong tục truyền thống lâu đời của người Việt Nam ta. Hầu như ở mỗi gia đình đều có bày trí bàn thờ gia tiên trang trọng, tôn nghiêm. Điều này không phải tượng trưng có một tôn giáo nào cụ thể, mà là cách để bày tỏ lòng thành kính, hiếu thảo của con cháu đối với ông bà tiên tổ. 

Tục thờ cúng tổ tiên bao gồm  nhiều hình thức nghi lễ, cúng bái nhằm thể hiện lòng thành kính, đạo lý, nhớ nguồn, sự biết ơn đối với các thế hệ trước. Tổ tiên, ông bà, cha mẹ đã sinh thành, tạo dựng cuộc sống cho con cháu đời sau. 

Phân tích một chút về sự khác nhau giữa tôn giáo và tín ngưỡng. Tại sao lại nói thờ cúng tổ tiên là nét đẹp văn hóa, tín ngưỡng? Bởi vì tín ngưỡng là niềm tin của con người dùng để lý giải thế giới. Điểm khác biệt của tín ngưỡng đó là không có hệ thống tổ chức chặt chẽ như tôn giáo, và thường mang tính dân tộc nhiều hơn. 

Nguồn Gốc Thờ Cúng Tổ Tiên Của Người Việt Nam 

nguon goc tho cung to tien cua nguoi viet nam

Theo quan niệm của người Việt, tổ tiên trước hết là những người cùng huyết thống như cha, mẹ, ông, bà, cố, kỵ…là các đấng sinh thành. Đồng thời, tổ tiên cũng là những người đã góp phần tạo nên cuộc sống hiện tại. Chẳng hạn như các vị “Thành hoàng làng” hay “Nghệ tổ”…

Bên cạnh đó, tổ tiên còn dùng để chỉ những người có công lớn trong việc bảo vệ đất nước khỏi giặc ngoại xâm. Ví như tướng Trần Hưng Đạo – người đã trở thành “Cha” của dân tộc. Hàng năm vào tháng 8 âm lịch, người dân ta vẫn thường tổ chức lễ cúng, giỗ cho ông. 

Ngoài ra tổ tiên trong tín ngưỡng của con người Việt Nam còn là “Vua Hùng”, “Mẹ Âu Cơ”…Hay các vị “Thành Hoàng” đã có công tạo nên làng, xã. Như vậy có thể kết luận nguồn gốc thờ cúng tổ tiên của người dân ta được hình thành từ 2 cơ sở. 

Cơ Sở Xã Hội 

Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt có nguồn gốc từ nền kinh tế nông nghiệp lúa nước của xã hội phụ quyền xưa. Sau khi Nho giáo du nhập vào Việt Nam, đạo hiếu ngày càng được đề cao, tạo cho tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên một nền tảng triết học vững chắc. Gia đình, dòng tộc, và “dương danh hiển gia” là những vấn đề được đề cao. 

Thờ cúng không cần phải bày biện lễ vật thịnh soạn hay mâm cao cỗ đầy, chỉ cần cắm một nén nhang thơm lên bàn thờ tiên tổ vào những dịp lễ, tết, ngày giỗ…Con cháu tụ họp lại, thể hiện lòng biết, tưởng nhớ về những người thân đã khuất, hướng về cội nguồn.

Cơ Sở Tâm Linh 

co so tam linh

Nền tảng quan trọng nhất mà bất kỳ tín ngưỡng nào cũng có đó chính là niệm tâm linh của con người về thế giới này. Cũng như nhiều dân tộc Á Đông khác, người Việt luôn tâm niệm rằng “vạn vật hữu linh” – mọi thứ tồn tại trên đời này đều có linh hồn, bắt đầu từ thế giới tự nhiên xung quanh, linh hồn trở thành tâm điểm của tín ngưỡng. 

Từ quan niệm này đã hình thành tín ngưỡng về sự tồn tại của linh hồn và mối quan hệ giữa người chết và người sống (có chung dòng máu). Những người chết có linh hồn trở về để chứng kiến, quở trách hay phù hộ độ trì cho cuộc sống con cháu luôn bình an. 

Bên cạnh đó người Việt ta lại có thói quen tâm lý duy tình vô cùng sâu sắc. Người ta sống trên đời quan niệm “sống vì mồ mả, ai sống vì bát cơm”, chỉ mong nhận được phúc trạch của tiên tổ và sống tích tức cho con cháu đời sau. Bởi vậy khi cúng ông bà tổ tiên, ngoài việc hướng về quá khứ còn thể hiện định hướng cho tương lai (giáo dục con cháu về truyền thống gia đình, đạo lý làm người…).

Cơ Sở Triết Lý Nhà Phật 

Bên cạnh đó, bởi sự ảnh hưởng sâu sắc của Phật giáo mà tín ngưỡng thờ cúng ông bà ngày càng phát triển. Theo những tư tưởng của tôn giáo về cái chết, nghiệp báo và kiếp luân hồi. Họ tin rằng sự liên kết giữa người sống và người chết vẫn luôn tồn tại. Từ đó hình thành nên một nền văn hóa nhân bản, mang đậm giá trị nhân văn.

Ý Nghĩa Thờ Cúng Tổ Tiên

Từ lâu, thờ phụng tổ tiên đã trở thành một phong tục, một chuẩn mực đạo đức, một nguyên tắc làm người. Nó cũng là một phần quan trọng trong đời sống tâm linh của người Việt Nam. Người Việt hiếu thuận, hiếu thảo với cha mẹ, với tổ tiên. 

Việc thờ cúng mang ý nghĩa lưu giữ ký ức về tổ tiên và nhắc nhở con người luôn hướng về cội nguồn của mình. Ngoài ra vào những tục lệ này cũng thể hiện cho niềm tin của con người vào một cuộc sống tràn đầy hy vọng và hạnh phúc. 

Chẳng hạn như các dịp lễ, tết. Việc trang trí bàn thờ sẽ tùy theo hoàn cảnh của từng hộ gia đình, nhưng tuyệt đối nhà nào cũng phải có một mâm ngũ quả. Bao gồm 5 loại quả có màu sắc như chuối xanh, bưởi vàng, hồng đỏ, lê trắng, cam… tượng trưng cho các ước nguyện: phú quý (phú quý) – phú quý (sang trọng) – trường thọ (trường thọ) – sức khỏe (sức khỏe ) – Ninh (bình an).

Cách Thức Thờ Cúng Ông Bà Tổ Tiên 

Cúng Gia Tiên Vào Ngày Sóc, Vọng

Sóc, Vọng là các ngày mồng 1 và ngày Rằm mỗi tháng, các dịp lễ Tết, giỗ chạp hay bất cứ lúc cần sự phù hộ của ông bà tổ tiên như: sinh con để cái, làm nhà, kết hôn, lập nghiệp hay sức khỏe có vấn đề. Đó là cách thể hiện đạo lý của dân tộc: uống nước nhớ nguồn.

Khi thờ cúng tổ tiên, người Việt Nam rất coi trọng ngày giỗ (hay còn gọi là ngày mất), thường được tính theo âm lịch. Họ tin niệm rằng đó là ngày con người đi về cõi vĩnh hằng. Không chỉ có ngày Giỗ, mà các dịp như Tết như tết hàn thực, tết nguyên đán, tết trung thu…

Hay khi có những việc trọng đại ở nhà như cưới xin, sinh con, xây nhà, thi cử…Người ta cũng đều thắp hương, dâng mâm cúng lên bàn thờ tổ tiên, để báo cáo và cầu xin sự phù hộ đồ trì hoặc để tạ ơn khi công việc thành công. 

Bản chất của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt bắt nguồn từ niềm tin người sống và người chết có quan hệ mật thiết, tương trợ lẫn nhau. Con cháu đến viếng và cầu nguyện tổ tiên. Tổ tiên che chở và chỉ đường dẫn lối các thế hệ tương lai. Vì vậy cúng tế là sự giao lưu giữa thế giới âm và dương.

Nghi Thức Thờ Cúng 

Cách thờ cúng chuẩn là trước khi tổ chức nghi lễ, gia chủ phải tắm rửa sạch sẽ và ăn mặc chỉnh tề. Tiếp đến là phong tục vái lạy. Đây là hành động bày sự tôn kính với bậc bề trên. Tùy vào mục đích của lễ cúng mà sẽ có văn khấn, bài cúng khác nhau. Hoặc chỉ đơn giản là khấn vái nói chuyện với người quá cố, gia chủ muốn khấn gì cũng được. 

Chuẩn bị lễ vật nên dâng những loạt “thịt sạch”. Tuy nhiên nên hạn chế cúng mặn, tốt nhất là cúng chay tích đức và giải nghiệp, giảm thiểu sát sanh. Mâm lễ dâng lên ông bà, tổ tiên không cần phải quá cầu kỳ và thịnh soạn. Chỉ cần có hương, hoa, trái cây và tấm lòng thành của con cháu luôn tưởng nhớ đến các đấng sinh thành. 

Bày Trí Bàn Thờ Tổ Tiên 

Trong gia đình thường có bàn thờ tổ tiên, ông bà (hay còn gọi là ông Vải). Tùy từng nhà mà sẽ cách bày trí bàn thờ gia tiên khác nhau. Phòng thờ, bàn thờ là nơi tưởng nhớ, là thế giới thu nhỏ của những người đã khuất. Hai ngọn đèn tượng trưng cho mặt trời và mặt trăng, còn hương là các vì sao. 

Hai bát hương được đặt đối xứng nhau. Cũng có nhà trưng “Cành vàng, cành ngọc” (hàng mã), mong đơm hoa kết trái vàng, làm ăn gấp 5 đến 10 lần năm trước. Ở giữa trục “thiên tuế” có một khúc trầm hương, uốn cong trong bát hương. 

Nhiều gia đình bày trí thêm hai mâm ngũ quả (thay đổi tùy theo loại quả, nhưng mỗi loại quả có một ý nghĩa riêng), trước bát hương để 1 bát nước trong, đó là nước thánh. Hai cây mía hai bên bàn thờ là để các cụ chống gậy về với con cháu, dẫn linh hồn tiên tổ về với hạ giới…

Bàn thờ thường được đặt ở nơi cao ráo, sạch sẽ, có gió thoáng mát, cẩn thận lựa chọn phương hướng đảm bảo các yếu tố phong thủy. Trên bàn thờ luôn có những vật dụng cơ bản như lư hương, chân đèn, di ảnh thờ ông bà bố mẹ, bài vị. Mâm cúng gồm hương, hoa tươi, hoa quả, trà, rượu, vàng mã….

Qua bài viết trên, Tamlinh360 đã giới thiệu đến quý bạn đọc đôi nét về tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt. Đây là một nét đẹp văn hóa, phong tục đặc sắc trong đời sống tâm linh của dân tộc ta. Đừng quên theo dõi trang chủ của chúng tôi để cập nhật thêm nhiều bài viết thú vị hơn. 

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *