Ngày Vía Bà Chúa Xứ Tháng Mấy? Ý Nghĩa Của Lễ Hội Bà Chúa Xứ

By Thầy Tú Bình Chánh Updated on

Ngày vía Bà Chúa Xứ là một lễ hội truyền thống được tổ chức hằng năm tại vùng núi Sam, thuộc vùng Châu Đốc – An Giang. Đây được xem là nghi lễ tâm linh có quy mô nhất vùng đồng bằng sông Cửu Long. Không chỉ mang đậm văn hóa tín ngưỡng thờ cúng của dân tộc, mà còn phản ánh lối sống sinh hoạt của dân cư nơi đây. Cùng theo dõi chi tiết hơn qua bài viết sau của tamlinh360.com

ngay via ba chua xu thang may

Bà Chúa Xứ Là Ai? Nguồn Gốc Của Lễ Hội Bà Chúa Xứ

Bà Chúa Xứ hay còn được gọi là Chúa Xứ Thánh Mẫu hoặc Bà Chúa Xứ Nguyên Nhung. Bà là một vị nữ thần phồn thịnh được thờ tự ở vùng đồng bằng sông Cửu Long nước ta. 

Đây là vị thần tượng trưng cho công danh sự nghiệp và sức khỏe. Bà cũng là vị thần giúp bảo vệ biên cương Tổ Quốc. Hiện bà đang được thờ tại làng Vĩnh Tế ở chân núi Sam, thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang. 

Chuyện kể rằng vào thời quân Xiêm thường sang chiếm phá nước ta. Trong một lần chúng đuổi đánh dân ta lên núi Sam, đến lưng chừng núi bắt gặp một pho tượng đá lớn. Chúng ra sức khiêng xuống núi, nhưng đến một đoạn tượng Bà trở nên nặng trĩu, không thể nhấc lên được. 

Có một tên tức giận làm gãy cánh tay Bà, bị Bà trừng phạt ngay lập tức. Sau một thời gian, nhiều người trong thường nằm mơ thấy Bà hiện về nhờ dân làng cõng Bà xuống núi lập miếu thờ. 

Bà sẽ phù hộ cho mưa thuận gió hòa, bảo vệ ngôi làng khỏi sự xâm lăng của giặc. Thế là cả làng lên núi khiêng tượng Bà xuống núi dựng miếu thờ. Nhưng tất cả trai tráng trong làng đều không thể nhấc được tượng Bà Chúa Xứ cuống. 

Khi đó, có một cô gái tự xưng là Chúa Xứ Thánh Mẫu và nói rằng Bà chỉ cần 9 trinh nữ là có thể khiêng được Bà. Quả nhiên đúng vậy, nhưng khi xuống đến chân núi thì bức tượng trở nên nặng nề không thể dời đi được, người dân hiểu rằng Bà đã chọn nơi đây để dựng miếu thờ.

Ý Nghĩa Của Lễ Hội Bà Chúa Xứ

Lễ hội vía Bà Chúa Xứ như một bức tranh toàn cảnh, đa sắc màu về những tín ngưỡng dân gian độc đáo của người Việt Nam. Đây cũng là lễ hội phản ánh chân thực đời sống sinh hoạt văn hóa cộng đồng của 4 dân tộc sinh sống tại mảnh đất An Giang. Bao gồm dân tộc Kinh, Chăm, Hoa và Khmer. 

Tái hiện lại bối cảnh lịch sử nước nhà thời khai hoang lập ấp, trấn giữ biên cương và gắn liền với công lao cao cả của các bậc tiền nhân. Ban đầu lễ hội này chỉ diễn ra trong cộng đồng người làng Vĩnh Tế. 

Tuy nhiên với sự linh thiêng của bà, những giai thoại nổi tiếng và những giá trị đặc sắc mà nghi thức này mang đến. Lễ hội đã trở thành nét độc đáo trong tín ngưỡng thờ thần của dân tộc ta. 

Chính vì thế lễ hội Bà Chúa Xứ núi Sam mỗi năm đều được đầu tư khủng, thu hút đông đảo khách du lịch cả nước để cúng viếng và thăm quan. Hiện nay đây cũng là lễ hội cấp quốc gia có quy mô lớn nhất Đông Nam Bộ, được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam.

Ngày Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam 2023

Sau 2 năm ảnh hưởng nghiêm trọng bởi dịch covid-19, lễ hội vía Bà Chúa Xứ núi Sam đã được tổ chức trở lại. Thực hiện đúng các nghi thức truyền thống, được đầu tư chất lượng về cả nội dung và hình thức.

Các hoạt động đều được diễn ra một cách trang trọng, mang tính cộng động. Mọi người tổ chức chương trình may áo Bà, lễ phục hiện rước tượng Bà, lễ hồi sắc….Lễ hội được diễn ra từ ngày 23/4 – 27/4/2022 Âm Lịch tại  miếu Bà vùng núi Sam, Châu Đốc – An Giang với 5 lễ chính bao gồm: 

Lễ Tắm Bà Chúa Xứ Núi Sam

Đối với lễ tắm Bà – một trong những nghi lễ quan trọng nhất vào mỗi dịp lễ hội. Vào đúng 12h đêm ngày 23 và rạng sáng ngày 24 tháng 4 Âm Lịch sẽ bắt đầu làm lễ. Nói là tắm nhưng thực chất chỉ lau những mảng bụi bám trên tượng. Sau đó thay áo Mão cho Bà. 

Đầu tiên các vị trưởng bối trong làng sẽ mặc lễ phục áo dài khăn đóng dâng đèn, dâng hương, rượu và trà cho Bà. Tiếp sau đó, 4 – 5 người phụ nữ đứng tuổi, có uy tín trong lành sẽ tiến hành lễ tắm Bà. 

Nghi thức được thực hiện kín đáo sau màn che, nhưng có hàng trăm khách chen chúc nhau chứng kiến ở hàng rào chánh điện. Sau khi kết thúc, thay y phục mới cho bà. 

Phần y phục cũ sẽ được cắt nhỏ ra và phân phát cho mọi người. Đó được xem là lộc may mắn, đem theo bên mình để được Bà phù hộ cho sức khỏe, làm ăn hanh thông, trừ ma quỷ. 

Lễ Thỉnh Sắc Thoại Ngọc Hầu Về Miếu Bà

Các vị đại diện miếu thờ sẽ thay y phục và thực hiện lễ rước bốn sắc (bài vị) ở lăng ông Thoại Ngọc Hầu gồm: bài vị Ngọc Hầu Nguyễn Văn Thoại, bài vị bà nhị phẩm Trương Thị Miệt và bài vị Hội đồng về miếu Bà. Lễ này được tổ chức như một cách để tưởng nhớ các vị tiền nhân đã có công khai phá và gìn giữ vùng đất hoang vu này. 

Đoàn Thỉnh Sắc sẽ có đoàn múa lân đi trước, tiếp đến là ông chánh bái, hai vị trưởng bối và các vị chức sắc khác. Theo sau đó là các học trò xếp thành 2 hàng dọc. Sau khi dâng hương dâng hoa, niệm hương tế lễ là lễ thỉnh sắc kết thúc. 

Lễ Túc Yết

Các vị bô lão và ban làm lễ sẽ ăn mặc chỉnh tề và đứng xếp hàng hai bên tượng Bà. Mâm lễ cúng sẽ bao gồm:

  • 1 con heo trắng (cạo sạch lông, mổ bụng sạch sẽ nhưng chưa được nấu chín)
  • 1 đĩa huyết heo, một ít lông heo 
  • 1 mâm xôi
  • 1 mâm ngũ quả
  • 1 mâm trầu cau và đĩa gạo muối. 

Khi vào nghi thức lễ, vị chánh bái và các bô lão sẽ đến niệm hương trước ban thờ, tiếp đến là phần “khởi cổ”. Khi 3 hồi trống và chiêng vang lên cũng là lúc nhạc lễ bắt đầu, sau đó là lễ dâng hương – chúc tửu – hiến trà. 

Tiếp theo là đọc văn tế lễ, dứt văn sẽ đốt bản văn tế và hóa vàng ít giấy tiền vàng mã. Lật ngửa con heo và khiêng đi, lễ Túc Yết kết thúc. 

Lễ Xây Chầu 

Kết thúc lễ Túc Yết là tới lễ Xây Chầu. Đầu tiên người ta sẽ khiêng bàn thờ tổ ra ngoài và thay vào đó là một cái Trống Chầu, người xướng lễ sẽ hô to “ca công tựu vị”. Dứt tiếng hô sẽ bước lên bàn thờ vái và bắt đầu khấn. Khấn xong sẽ cầm cây nhúng vào tô nước thánh, vừa cầu nguyện vừa vảy nước. 

Lễ Chánh Tế

Phần lễ cuối đó chính là lễ Chánh Tế, nghi thức tương tự như cúng Túc Yết. Đến ngày cuối cùng của lễ hội sẽ đưa sắc Thoại Ngọc Hầu về lại lăng và lễ hội Bà Chúa Xứ núi Sam kết thúc. 

Xen kẽ phần lễ sẽ là phần hội, bao gồm các hoạt động dân gian như múa mâm thao, múa đĩa, múa lân cùng các trò chơi khác, thu hút sự tham gia của khách thập phương. Nhiều năm trôi qua, ngày hội Bà Chúa Xứ núi Sam vẫn luôn là lễ hội văn hóa cộng đồng đặc sắc của người dân miền đất phương Nam. 

Thể hiện nét hành hương tâm linh đặc trưng của con người miền sông nước, không chỉ dừng lại ở tín ngưỡng – văn hóa tâm linh mà còn là những trang sử hào hùng của dân tộc. 

Đến với lễ hội bạn sẽ không chỉ tham gia vào không gian mang đậm màu sắc văn hóa truyền thống, mà còn được chứng kiến các chứng tích lịch sử mà ông cha ta đã hy sinh để gìn giữ. 

Cách Xin Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam

cach xin via ba chua xu nui sam

Miếu Bà Chúa Xứ là một địa điểm tâm linh rất nổi tiếng. Với sự linh ứng của bà, rất nhiều khách khắp nơi đổ về để đầu bình an, xin lộc làm ăn buôn bán. Nếu bạn vẫn chưa biết đi lễ Bà như thế nào theo dõi chi tiết sau đây: 

Mâm Cúng Lễ Miếu Bà Chúa Xứ 

Lễ vật đi chùa Bà gồm: mâm ngũ quả, nhang đèn, hũ gạo muối, bánh kẹo, hoa tươi, trầu cau, xôi chè, bánh bao và heo quay nguyên con. Trong số các lễ vật dâng bà thì heo quay là quan trọng nhất, và cũng được nhiều người lựa chọn đi lễ Bà. 

Theo tục lệ thì heo cúng phải có một con dao cắm ở sống lưng. Bên cạnh đó khi sắm lễ bạn nên chuẩn bị trước ở nhà các loại bánh kẹo, hương hoa nhang đèn…Còn heo quay bạn có thể mua trực tiếp gần khu vực quanh miếu. 

Văn Khấn Bà Chúa Xứ

van khan ba chua xu

Sau khi sắm lễ đầy đủ, vào điện thắp hương cho Bà Chúa Xứ, để những lời cầu nguyện được linh ứng bạn hãy khấn theo văn sau: 

“ Hương tử con lễ bạc tâm thành, cúi đầu thành tâm kính lễ Bà Chúa Xứ.

Cúi xin được phù hộ độ trì.

Hương tử con là:……………………………. Ngụ tại:…. 

Hôm nay là ngày….. tháng….. năm… (Âm Lịch)

Con sắm sửa kim ngân, hương hoa, lễ vật chí thiết một lòng thành tâm dâng lễ, sám hối cầu xin phù hộ cho hương tử con được: gia quyến bình an, cầu tài đắc tài, cầu lộc đắc lộc, bách sự cầu được như ý. ……. (Muốn gì cầu xin).

Hương tử con lễ bạc tâm thành, cúi đầu thành tâm kính lễ Bà Chúa Xứ, cúi xin được phù hộ độ trì.”

Trên đây là tất cả thông tin về lễ hội ngày vía Bà Chúa Xứ núi Sam cũng như cách chuẩn bị mâm cúng, văn khấn khi đi lễ miếu Bà. Hy vọng bài viết này của Tamlinh360 sẽ cung cấp cho quý bạn đọc nhiều điều bổ ích. Theo dõi thêm nhiều nội dung thú vị khác tại website của chúng tôi nhé!

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *