Cách Vái Phật Khi Đi Lễ Chùa Nhất Định Phải Biết

By Thầy Tú Bình Chánh Updated on

Tục lệ đi chùa vào các ngày mùng 1, ngày Rằm hàng tháng, hay các dịp lễ lớn trong năm là một nét đẹp văn hóa tín ngưỡng của người Việt Nam. Đặc biệt đối với những ai theo đạo Phật, vào này này họ thường ăn chay, niệm Phật để mong cầu bình an. Tuy nhiên không phải ai cũng biết đi lễ chùa đúng cách. Sau đây tamlinh360.com sẽ hướng dẫn bạn cách vái Phật sao cho chuẩn, trang nghiêm và bày tỏ tấm lòng thành. 

cach vai phat

Nguồn Gốc Và Ý Nghĩa Việc Vái Lạy Phật 

Đạo Phật có nguồn gốc từ đất nước Ấn Độ. Lúc bấy giờ Đức Phật luôn là biểu tượng được toàn thể người dân Ấn Độ tôn kính. Ngày xưa, khi Đức Phật Thích Ca còn tại thế, các con nhang đệ tử của ngài từ vua chúa cho đến dân thường, nếu may mắn được gặp Ngài, đều sẽ cúi xuống ôm chân Đức Phật và đặt trán lên chân Ngài. Hành động này được coi là một cử chỉ khiêm tốn thể hiện sự ngưỡng mộ và tôn thờ.

Sau khi Đức Phật nhập diệt, mọi tín đồ Phật giáo đều tin rằng Ngài vẫn còn sống. Vì vậy họ đã giữ nguyên nghi thức này qua nhiều thế hệ, giống như Đức Phật vẫn ngồi trước mặt họ và chứng kiến ​​sự tôn kính và tấm lòng thành của họ. 

Nền văn hóa dân tộc của Việt Nam phần lớn chịu ảnh hưởng của Nho giáo và Phật giáo. Các vua chúa ngày xưa có quy định rõ ràng về việc cúng tế của vua chúa, quan lại và thần linh đều phải tuân theo kiểu của Nho giáo. 

Đối với vệc thờ cúng Phật, thần, thánh, gia tiên phải được áp dụng theo cách thức của đạo Phật. Chính vì vậy cách vái lạy Phật cũng chịu ảnh hưởng từ nguồn gốc của động tác cúi gập người, ôm bàn chân Phật. Ngoài ra, lễ lạy tổ tiên, thần thánh, thánh thần cũng đều bị ảnh hưởng.

Ngày nay các gia chủ thường thỉnh Phật, mẹ quan âm và các chư vị đồ tát về nhà thờ tụng, cúng kiếng. Đây cũng là hành động thể hiện đức tin của con người vào sự chở che của Đức Phật. Điều này giúp con người giác ngộ được chân lý sống, tâm hồn cũng an yên và thanh thản hơn.

Cách Vái Phật Khi Đi Chùa Đúng Chuẩn

Cách lạy Phật khi đi dự lễ chùa hay tại nhà đều tương tự nhau. Vái lạy Phật tức là lạy ngôi Tam Bảo, bàn thờ Phật giáo sẽ có sự khác nhau với khi lạy bàn thờ gia tiên hay các vị thần linh. 

Với ý nghĩa của việc vái lạy Phật đã đề cập ở trên, theo đó trước khi lạy phật thân tâm phải thanh tịnh. Nên tắm rửa sạch sẽ, rửa mặt, súc miệng, lau tay chân, thay quần áo tươm tất. Khi làm lễ trước tượng Phật, nên đứng thẳng, chỉnh tề trước bàn thờ Phật rồi chắp tay trước ngực để thể hiện sự nhất tâm bất loạn. 

Hai chân khép lại, mắt nhìn vào tượng Phật, tâm hướng đến sự tốt lành và đức hạnh cao cả của Người. Sau đó ân xá 3 lần, rồi từ từ cúi đầu, thể hiện sự tôn trọng. Nếu dâng hương, trước tiên hãy đốt ba nén hương. Sau đó thỉnh 3 hồi chuông, rồi mới quỳ xuống để lấy hương. Hai tay cầm 3 nén hương, ngẩng cao trán khấn nguyện. 

Mỗi lần nguyện 1 xá, nguyên xong đủ 3 xá rồi cắm hương vào bát và lạy. Phật giáo Việt Nam thường lạy theo cách mộ đạo, tôn kính nhất đó là “Ngũ thể đầu địa”, tức là hai tay, hai chân và đầu đều chạm mặt đất.

Trước khi vái lạy thì đứng thẳng, chắp tay trước ngực, xá 3 xá rồi quỳ xuống. Tiếp đến, đặt hai bàn tay xuống đất, lòng bàn tay ngửa lên giống như một bông hoa sen đang nở rộ. Hơi dang hai tay ra để tạo khoảng trống và đặt trán trên mặt đất giữa hai lòng bàn tay.

Sau khi lạy xong, ngẩng đầu và nâng người lên đồng thời lật hai tay, chống xuống sàn và nâng toàn bộ cơ thể lên. Sau khi đứng thẳng, xá 1 xá, lạy 3 lần xong xá 3 lần. Nếu đi lễ chùa, khi lạy có tiếng chuông thì nghe chuông đánh mới cúi lạy. 

Trong một số trường hợp không mặc áo tràng hoặc mặc trang phục khó để thực hiện các nghi lễ một cách trang nghiêm. Thì chúng ta chỉ cần đứng nghiêm và vái 3 vái trước bàn thờ Phật giáo. 

Tại Sao Phải Lạy Phật 3 Lạy? 

Ba lạy khi thờ Phật, tượng trưng cho Tam bảo: 

  • Đức phật
  • Pháp
  • Tăng 

Phật, Pháp và Tăng là 3 Tam bảo giải thoát con người khỏi mọi phiền não, và sinh tử luân hồi. Phật tượng trưng cho sự giác ngộ, tức là sự giác ngộ khỏi sự u mê đến sự thông suốt mọi lẽ. Đức Phật là người đã soi sáng cho chúng sinh thoát khỏi luân hồi sinh tử. Cái cúi lạy đầu tiên, thể hiện sự tôn kính đối với Đức Phật.

Pháp là chánh, có nghĩa là điều đúng đắn, sự ngay thẳng mà Phật vẫn dạy. Cái cúi lạy thứ hai là sự tri ân và biết ơn đối với những lời dạy của Đức Phật đã giúp chúng ta vượt qua khổ đau và đến được bến bờ giải thoát.

Tăng là tịnh, nghĩa là sự trong sạch. Cái cúi lạy thứ 3 đế tỏ lòng biết ơn đối với những thánh tăng xuất gia chân chính. Hy sinh tiền đồ của bản thân để sống theo triết lý nhà Phật, tình nguyện thay Đức Phật hướng đạo, dẫn dắt chúng sinh. 

tai sao phai lay phat 3 lay

Lưu Ý Khi Đi Chùa Cúng Lễ Phật 

Sắm Mâm Lễ Thờ Phật 

  • Khi đi chùa chỉ nên sắm các mâm lễ chay: hương (nhang), hoa tươi, các loại hoa quả tươi, xôi chè, bánh kẹo,… 
  • Không đặt lễ mặn lên hương án khu chính điện của chùa – nơi thờ tự chính linh thiên.
  • Không được đặt tiền thật trên các ban thờ. Thay vào đó hãy bỏ vào hòm công đức. 
  • Mâm cúng khấn vái Phật không được có bia rượu, thuốc lá.
  • Hoa đi lễ Phật tốt nhất nên chọn hoa se, hoa huệ,…không được dùng các loại hoa dại
  • Tuyệt đối không sắm sửa vàng mã hay tiền âm phủ tại lễ chùa. 

Văn Khấn Phật Khi Đi Chùa 

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần, 3 lạy)Đệ tử con thành tâm kính lạy Mười phương chư Phật, chư vị Bồ Tát, chư Hiền Thánh Tăng, Hộ pháp Thiện thần, Thiên Long Bát Bộ.

Hôm nay là ngày ….. tháng ….. năm …..

Tín chủ con là …………………………………….

Ngụ tại ……………………………………………….

Thành tâm dâng lễ bạc cùng sớ trạng (nếu viết sớ đặt trên mâm lễ vật) lên cửa Mười phương Thường trụ Tam Bảo.

Chúng con xin dốc lòng kính lễ:

– Đức Phật A Di Đà giáo chủ cõi Cực Lạc Tây phương.

– Đức Phật Thích Ca Mâu Ni giáo chủ cõi Sa Bà.

– Đức Phật Dược Sư Lưu Ly giáo chủ cõi Đông phương.

– Đức Thiên thủ, Thiên nhãn, Ngũ bách danh tầm thanh cứu khổ cứu nạn, linh cảm Quán Thế Âm Bồ Tát.

– Kính lạy Đức Hộ Pháp thiện thần Chư Thiên Bồ Tát.

Kính xin chư vị rủ lòng từ bi, phù hộ độ trì cho con, nguyện được …………………………… (công danh, tài lộc, giải hạn, bình an…).

Nguyện xin chư vị, chấp kỳ lễ bạc, tâm thành (sớ trạng) chứng minh, chứng giám cho con được tai qua nạn khỏi, điều lành đem đến, điều dữ tiêu tan, phát lộc phát tài, gia trung mạnh khoẻ, trên dưới thuận hoà an khang thịnh vượng.

Chúng con người phàm trần tục lầm lỗi còn nhiều. Cúi mong Phật, Thánh từ bi đại xá cho con (và gia đình) được tai qua nạn khỏi, mọi sự tốt lành, sở cầu như ý, sở nguyện tòng tâm.

Tín chủ chúng con lễ bạc tâm thành, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần)

van khan phat khi di chua 

Thứ Tự Hành Lễ 

1. Đặt mâm lễ vật: thắp hương và làm lễ ban thờ Đức Ông

2. Sau đó đặt lễ lên hương án của chính điện xong, thắp đèn nhang

3. Tiếp đến thắp nhang cho các ban thờ khác. Khi thắp hương đều có 3 lễ hoặc 5 lễ. Nếu chùa nào có điện thờ Mẫu, Tứ phủ thì nên đến đó đặt lễ, dâng hương và cầu khấn. 

4. Làm lễ ở nhà thờ Tổ 

5. Cuối lễ, sau khi đã hạ lễ thì đến phòng tiếp khách để hỏi thăm các vị sư, tăng trụ trì và tùy tâm công đức. 

7 Cách Lạy Phật 

  • 1. Ngã Mạn Lễ
  • 2. Cầu Danh Lễ
  • 3. Thân Tâm Cung Kính Lễ  
  • 4. Phát Trí Thanh Tịnh Lễ
  • 5. Biến Nhập Pháp Giới Lễ
  • 6. Chánh Quán Tâm Thành Lễ
  • 7. Thật Tướng Bình Đẳng Lễ

Qua bài viết trên Tamlinh360 đã hướng dẫn bạn cách vái Phật khi đi lễ chùa một cách chi tiết và chính xác nhất. Tránh sai phạm để bày tỏ sự tôn kính đối với Đức Phật. Đừng quên theo dõi trang chủ của chúng tôi để cập nhật thêm nhiều nội dung thú vị mỗi ngày. 

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *