Cách Khấn Vái Khi Thắp Hương Bàn Thờ Gia Tiên Chuẩn Nhất

By Thầy Tú Bình Chánh Updated on

Cách khấn vái khi thắp hương bàn thờ gia tiên sao cho đúng không phải ai cũng biết. Hiểu được những lo lắng đó, tamlinh360.com sẽ hướng dẫn bạn các nguyên tắc khấn, vái lạy ông bà chuẩn. Đồng thời phân biệt được các nghi thức vái, lạy, khấn, cúng để thực hiện cho chính xác. 

cach khan vai khi thap huong ban tho gia tien

Cách Khấn Vái Khi Thắp Hương Bàn Thờ Gia Tiên

Nghi thức thờ cúng gia tiên vô cùng quan trọng và mang nhiều ý nghĩa nên các quy tắc thắp hương, khấn vái hay chuẩn bị mâm cúng đều phải thực hiện đúng nguyên tắc. Các lễ vật, hoa quả, phẩm oản trên bàn thờ được bày trí theo quy tắc  “Đông bình Tây quả”.

Một lưu ý cho gia chủ khi chuẩn bị mâm cúng rằm, nhập trạch, cúng tổ tiên cuối năm….Mỗi nghi thức cúng đều sẽ có sự khác nhau.

Vậy khấn như thế nào cho đúng? Thắp hương trước hay khấn trước? Cách thức đúng để khấn vái khi thắp hương là dâng lễ, sau đó đốt đèn (đèn dầu, đèn cầy hoặc đèn điện), thắp hương, rung chuông, khấn rồi mới tới cúng. 

Sau khi khấn xong thì vái hoặc lạy tùy theo địa vị của người cúng và người đã khuất. Nếu con cháu thờ cúng tổ tiên thì phải lạy 4 lạy. Sau khi khấn xong, ngoại trừ trẻ con, những người còn lại trong gia đình từ trên cao xuống lần lượt làm lễ.

Gia chủ bắt buộc phải khấn rõ ngày cúng liên quan đến tên người đã khuất, ngày tháng năm âm lịch và cả dương lịch, nơi ở, tên gia chủ và những người trong gia đình. Tuy nhiên đối với tên người quá cố thì nên khấn nhỏ.

Trong trường hợp khấn vái hằng ngày hay khấn cúng rằm tại nhà, thì thắp hương xong rồi khấn. Theo dõi chi tiết văn khấn thắp nhang hằng ngày bên dưới. 

Văn Khấn Thắp Hương Hàng Ngày

Nam mô a di Đà Phật (x3)

Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương

Kính lạy ngài Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn Thần 

Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân, Ngũ phương Ngũ thổ, Phúc đức chính Thần. 

Con kính lạy các ngài Thần linh cai quản trong xứ này

Các cụ Cao Tằng Tổ khảo, Cao Tằng Tổ tỷ

Thúc bá đệ huynh và các hương linh nội ngoại 

Hôm nay là ngày…….tháng……năm

Tín chủ con là:

Ngụ tại:…….cùng toàn gia quyến

Thành tâm sửa biện hương hoa, lễ vật, trà quả và các thứ cúng dâng, bày lên trước án

Chúng con thành tâm kính mời: Các vị Tôn thần cai quản trong khu vực này. Hương hồn gia tiên nội, ngoại. 

Cúi xin các Ngài thương xót tín chủ. Giáng lâm trước án. Chứng giám lòng thành. Thụ hưởng lễ vật 

Phù trì tín chủ chúng con: Toàn gia an lạc, mọi việc hanh thông, người người được chữ bình an. Tám tiết vinh khang thịnh vượng, lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang. Sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm. Dãi tấm lòng thành, cúi xin chứng giám

Cẩn cáo! 

Đồng thời gia chủ cũng có thể sử dụng nội dung văn khấn trên để làm lời khấn nguyện ngày rằm mùng 1 hay các dịp lễ, tết đều được.

Ý Nghĩa Của Việc Khấn Vái Tổ Tiên Hằng Ngày

y nghia cua viec khan vai to tien hang ngay

Thờ cúng tổ tiên và những người thân đã khuất (ông bà, cha mẹ) là một trong những nét đẹp văn hóa truyền thống của người Việt Nam. Theo đó, tín ngưỡng thờ cúng nhằm bày tỏ lòng tưởng nhớ và biết ơn sâu sắc đến công lao của những người thân yêu đã khuất. 

Thờ phật, thần linh và gia tiên  không chỉ đơn giản là thắp hương khấn vái vào những dịp rằm, mồng một hàng tháng, ngày Tết, ngày giỗ mà còn là một hoạt động được thực hiện hằng ngày. Đây không phải là điều bắt buộc về mặt tâm linh và hoàn toàn phụ thuộc vào điều kiện và thời gian của mỗi gia đình.

Nhưng sẽ tốt hơn nếu chủ hộ làm được. Bởi việc thờ cúng hàng ngày sẽ giúp bàn thờ mãi ấm cúng, sạch sẽ, ngăn nắp, khiến vong linh người mất được an ủi phần nào. Từ đó các cụ sẽ phù hộ, độ trì cho gia chủ nhiều điều may mắn, tốt lành. 

Phân Biệt Cúng, Vái, Lạy, Khấn Khi Thắp Hương Tổ Tiên 

Để thực hiện đúng gia chủ cần phải hiểu rõ định nghĩa các nghi thức cúng, vái, lạy và khấn như thế nào.

Cúng 

Cúng là nghi lễ bao gồm cả thắp nhang, khấn, vái và lạy. Thường vào các ngày giỗ, lễ tết mỗi gia đình đều lau dọn bàn thờ, chuẩn bị mâm ngũ quả, nước, rượu….dâng lên ơn trên. Bàn cỗ chỉnh chu, tươm tất thể hiện tấm lòng thành của gia chủ đối với những vong linh khuất mặt khuất mày.  

Khấn 

khan

Khấn được hiểu là lời cầu nguyện được nói nhỏ trong miệng khi cầu nguyện. Bao gồm những chi tiết như ngày tháng, địa điểm, mục đích của buổi lễ, cúng ai, ai cúng, lời cầu nguyện và cả lời hứa. Sau khi khấn thường người ta sẽ vái, vì đây được xem là lời chào kính cẩn, trang nghiêm. Do đó khi thắp hương thường nói khấn vái là vì lẽ đó. 

Vái 

Vái là một nghi thức thay thế cho tư thế lạy đứng và thường được sử dụng trong các buổi lễ ngoài trời. Khi vái, gia chủ chắp tay trước ngực, từ từ đưa lên cao ngang đầu, hơi cúi đầu và khom lưng. Sau đó bỏ tay xuống và ngẩng đầu lên. Gia chủ làm theo nhịp tùy tình huống vái  2, 3, 4 hoặc 5 lần.

Lạy 

Trong các nghi thức cúng tế, lạy là hành động thể hiện lòng thành kính đối với người đã khuất hoặc các bậc bề trên. Thông thường khi lạy sẽ chắp hai lòng bàn tay lại với nhau sao cho các ngón tay duỗi thẳng và khớp nhau. Tùy vào từng trường hợp mà sẽ lạy 2 lạy, 3 lạy, 4 hay 5 lạy đều có thể hiện những ý nghĩa khác nhau. 

Tóm lại đều nghi thức vái lạy, cúng hay khấn đều có những ý nghĩa riêng biệt và được thực hiện trong từng trường hợp cụ thể. Thông qua bài viết trên Tamlinh360 đã hướng dẫn bạn cách khấn vái khi thắp hương bàn thờ gia tiên. Hy vọng những nội dung này sẽ bổ ích đối với bạn. Đừng quên truy cập trang chủ của chúng tôi để tìm đọc thêm nhiều thông tin thú vị. 

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *