Cúng Thí Thực Là Gì? Hướng Dẫn Nghi Lễ Cúng Thí Thực Tại Nhà

By Thầy Tú Bình Chánh Updated on

Cúng thí thực là gìĐây là pháp thí giúp nuôi dưỡng và khơi gợi tinh thần hiếu đạo, cứu khổ cứu nạn của Phật giáo đối với chúng sinh. Nghi lễ cúng thí thực cô hồn thể hiện nét đẹp nhân văn mà giáo lý Phật Đà đã mang đến cho cuộc đời này. Cùng tamlinh360.com tìm hiểu về nghi thức, mâm cúng và bài văn khấn cúng thí thực chi tiết nhất. 

cung thi thuc la gi

Cúng Thí Thực Là Gì? 

Chúng ta thường nghe mọi người nói nhiều về nghi lễ cúng thí thực. Tuy nhiên  không phải ai cũng hiểu rõ về khái niệm, nguồn gốc và ý nghĩa của nghi lễ này. Thực chất thí thực chính là bố thí, cúng thí thực là bố thí thông qua việc thờ cúng. 

Nghi thức này xuất phát từ quan niệm của Phật giáo cho rằng những người chết oan uổng, chết do tai nạn, chết yểu … chưa được tái sinh và không ai cúng thức ăn, lo nhang khói cho họ nên sẽ luôn có cảm giác đói khổ. 

Hơn nữa, ít ai hiểu rằng chết là để luân hồi, họ không thể nào có cơ hội thưởng thức những món ăn ngon như lúc còn sống. Chính vì thế nên lòng họ vẫn bị những khao khát ấy lôi cuốn.

Hầu hết những người này sinh ra trong địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh và luôn tự cho mình đói khát. Hãy thử thử tưởng tượng như khi chúng ta đói, chắc chắn sẽ thèm ăn. Lúc đó thứ duy nhất chúng ta nghĩ đến chỉ có thức ăn, ngoài ra không còn điều gì khác và họ cũng vậy.

Đức Phật vẫn thường dạy: “Này các Tỳ – kheo, ít hơn là các chúng sinh sau khi chết từ thân người, được tái sinh làm người lại. và nhiều hơn là các chúng sinh sau khi chết từ thân người, phải tái sinh vào cõi ngạ quỷ” 

Hầu hết các chúng sinh của loài quỷ này đều đói và khát, với hình thù kỳ dị, và chúng thường xin người ăn. Vì vậy, chúng ta thường phát tâm tổ chức lễ cúng tế, với các nghi lễ và vật phẩm vật hiến cúng. Đồng thời đối tượng thọ nhận cũng phải có sự tương ứng. 

Theo phong tục thờ cúng dân gian Việt Nam, người ta đặt cỗ bàn, gọi là bàn trên và bàn dưới (thượng và hạ). Bàn trên cúng hoa, trái cây, nước tinh khiết dành cho chư thiên và các chúng sinh ở cảnh giới cao. Bàn dưới cúng các loại thức ăn thông thường như ngươi đang sống dùng như cháo, cơm, bánh kẹo,,, để cúng cho các hương linh. 

Ý Nghĩa Của Nghi Thức Cúng Thí Thực Trong Đạo Phật 

y nghia cua nghi thuc cung thi thuc trong dao phat

Theo quan niệm của Phật pháp, nghi thức cúng bố thí là dành cho những kẻ không được vào cõi an lạc. Thay vào đó chúng bị đày xuống địa ngục và cõi quỷ dữ. Những chúng sinh ở cõi ngạ quỷ này luôn phải chịu đói rét và nhiều khổ đau. Chúng luôn khao khát nhận được cúng phẩm từ người thân. 

Chính vì vậy, việc cúng dường và bố thí sẽ giúp họ nhận những vật phẩm mà người ta đã cúng tế. Thực ra, lễ bố thí trên thực tế vốn là của đạo Phật. Tuy nhiên  nếu không hiểu được ý nghĩa tích cực và phương pháp của nghi lễ này dẫn đến áp dụng những nghi thức Tế Đàn rườm rà, cực đoan, mê tín. Hậu quả chắc chắn sẽ không được ban phước tốt đẹp. 

Một buổi lễ cúng dường với đầy đủ  ý nghĩa đòi hỏi một người có hiểu biết nhất định về Pháp ngữ. Người này sẽ khai thị hương linh về đạo lý, mục đích để họ xả ly chấp thủ, luyến ái và sớm được giải thoát cho mình. 

Bên cạnh đó cần nhận thức rõ ràng về tinh thần của người hiến cúng, người được hiến cúng trong pháp thí thực một cách có trí tuệ, chân thành. Người nào cho các pháp bất thiện ắt sẽ có ác nghiệp.

Trong Phẩm Tế Đàn nằm trong kinh Tăng chi có ghi chép rằng. Vị Bà La Môn Uggatasarira có ý định châm lửa, dựng đàn tế và giết hại trâu bò làm vật hiến tế. Chỉ để mong nhận được phước lành. Tuy nhiên hành động này đã bị Đức Phật phê bình, gọi đó là việc làm bất thiện.

Việc sát sanh để tế lễ sẽ không mang lại lợi ích gì cho người hiến cúng và cả người được hiến cúng. Chỉ khiến cho nghiệp của mình, tội duyên của họ càng thêm nặng nề khó lòng xóa bỏ. Vì vậy người hiến cúng bằng thiện pháp sẽ giúp mang đến phước hành, tâm thành và phẩm hạnh thanh tịnh để cúng tế là điều nên làm. 

Pháp thí thực thể hiện đức từ bi cứu giúp chúng sinh thoát khỏi đói khổ. Nghi thức hiến cúng này mang ý nghĩa rất quan trọng như một pháp tu hạnh bố thí. Có thể thấy việc bố thí cho người cõi dương dễ dàng hơn rất nhiều, chỉ cần đem đồ thật cho người thật. 

Nhưng cúng thí người âm là mang những vật chất hữu hình thí cho chúng sinh của cõi vô hình là điều khó hơn cả. Theo Phật giáo, cúng tế không đúng cách sẽ chẳng mang lại lợi ích gì. 

Bởi vì trong bất kỳ hình thức thờ cúng nào, bên cạnh vật phẩm cúng tế, điều quan trọng mà chúng ta thấy trong Phật giáo chính là sự khai thị hương linh trong lễ cúng.  Để vong linh người đã khuất nghe được lời dạy của Đức Phật, cởi bỏ bám víu,  thoát khỏi tham, sân, si, và vọng tưởng mà thoát sự đày đọa. 

Nghi Thức Cúng Thí Thực Cô Hồn Chuẩn Nhất

Các nghi thức cúng thí thực cô hồn tại các chùa, cho các Chư Tăng làm lễ: 

  • 1. Nguyện hương 
  • 2. Đọc bài cúng/ văn khấn 
  • 3. Thực hiện lễ Phật 
  • 4. Tán Pháp
  • 5. Tụng kinh 
  • 6. Khai thị cho các vong linh 
  • 7. Cúng thực, phát nguyện
  • 8. Phục nguyện
  • 9. Tam tự quy 

Cách Cúng Thí Thực Tại Nhà

Nội dung bên dưới là cách thực hiện cúng thí thực ngay tại nhà vô cùng đơn giản, chi tiết và chính xác. Cùng theo dõi ngay sau đây: 

Cúng Thí Thực Ngày Nào

Theo lệ, cúng thí thực được diễn ra vào các ngày Rằm, Mùng 1 hay dịp lễ, tết. Tại các chùa chiền, lễ cúng thí thực có thể được thực hiện vào mỗi buổi chiều. 

Lễ Vật Cúng Thí Thực Cô Hồn 

Hiện nay, với sự phát triển của internet, chúng ta có thể dễ dàng tìm thấy rất nhiều hướng dẫn trên mạng. Tuy nhiên, những lời chỉ dẫn trong những bài cúng dường này đôi lúc không được chính xác theo như Giáo Pháp. Thậm chí trong mâm cúng còn có hướng dẫn sát sinh để làm vật cúng tế. 

Y theo thời Phật dạy, Đại đức Thích Trúc Thái Minh và các chư Tăng chùa Ba Vàng hướng dẫn gia chủ chuẩn bị đồ cúng thí thực tại gia như sau: 

Trà: nên pha trà bằng loại trà ngon, có hương thơm. 

Thực: chuẩn bị mâm cúng chay, các món ăn từ rau củ. Tuyệt đối không được có thịt của chúng sinh (heo, gà, bò,…), tránh sát sanh. Bên cạnh đó chuẩn bị thêm nước cơm hoặc sữa tươi đều được, hoa quả tươi, bánh kẹo, hoa tươi, nước, đĩa gạo muối. Mỗi thứ đều chuẩn bị một ít. 

Cách sắp mâm lễ: kê chiếc bàn nhỏ, bày mâm cúng lên, cắm nhang vào chỗ cắm hoa. 

Bài Cúng Thí Thực

(Quỳ gối, chắp tay)
Nam mô Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni!
Nam mô thập phương pháp giới thường trụ Tam Bảo tác đại chứng minh!
Chúng con kính bạch chư Phật, chư Bồ Tát, chư Hiền Thánh Tăng chứng minh và gia hộ cho chúng con. Chúng con xin thỉnh chư Thiên, chư Thần linh quang giáng về đây, chứng giám lòng thành và ủng hộ cho gia đình chúng con.
Đệ tử con tên là:… (pháp danh nếu có)
Ngụ tại:…
 Hôm nay là ngày… tháng… năm…, gia đình con, vâng theo lời Đức Phật dạy, hướng tới các vong linh ngạ quỷ khổ đói, thực tập tu tâm từ bi. Chúng con sắm sửa vật thực lòng thành, thực hành bố thí, hiến cúng đến cho chúng và cũng đem công đức này. Để cầu hạnh phúc đến cho gia đình.
Đệ tử con chân thật tu học, dưới sự giáo dưỡng của Sư Phụ và chư Tăng chùa….(tu ở chùa nào thì đọc tên chùa đó). Với sự chân thật nương tựa Tam Bảo, con xin được nương oai lực Tam Bảo, hạnh nguyện độ sinh và độ cho vong linh của……
Chúng con xin thỉnh mời các vong linh cô hồn, ngạ quỷ lang thang đói khổ, không người thân cấp đỡ cúng tế. Cùng các vong linh, có hữu duyên với gia đình chúng con, được nương năng lực của Tam Bảo, mà tập hợp về tại nơi đây. 
Dự pháp nghe kinh, mong nguyện họ được nương oai lực Tam Bảo, được giác ngộ và thọ tài ẩm thực hiến cúng của gia đình chúng con.
Chúng con nhất tâm mời thỉnh (x3)
Nam mô Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni! (1 chuông, 1 lễ).

Lưu Ý Khi Cúng Thí Thực

luu y khi cung thi thuc
  • Tuyệt đối không sát sinh trong mâm cúng lễ, cũng không cúng giấy tiền, vàng mã. 
  • Khi làm lễ cúng tế, không kiêng kỵ giờ giấc, ngày tháng hay năm tuổi của gia chủ. Nghi thức cúng cứu khổ cứu nạn, do mỗi gia đình tự bố trí sắp xếp thời gian phù hợp để làm lễ cúng và phong sinh tại gia. 
  • Có thể dùng chuông, mõ, khánh khi khấn (nếu có). 
  • Khi đọc văn khấn, những phần cần đọc nhiều lần thì chuông sẽ đánh vào lần cuối đọc. 
  • Có 2 cách xưng hô khi làm lễ: con và chúng con. Nếu làm lễ một mình xưng “con”, nếu đại diện cho nhiều người làm lễ thì xưng “chúng con”. 
  • Có 2 mục văn nguyện hương: có hương nén/ hương trầm đốt và không có hương đốt. 

Kết Luận

Trên đây là tất cả thông tin chi tiết về nghi thức cúng thí thực là gì trong Phật giáo giúp cứu khổ cứu nạn chúng sinh. Rất hy vọng những chia sẻ này sẽ có ích cho quý bạn đọc khi thực hiện việc cúng hiến tại nhà. Đừng quên theo dõi trang chủ của Tamlinh360 để tìm đọc thêm nhiều bài viết hay và hấp dẫn khác. 

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *